Trung Quốc phong toả thành phố 3,6 triệu dân giáp Việt Nam sau khi phát hiện gần 100 ca Covid

An Huy
Việc Bách Sắc – địa phương có đường biên giới với Việt Nam – ban bố lệnh phong toả một lần nữa cho thấy quyết tâm theo đuổi chiến lược zero Covid của Trung Quốc...
Người dân đạp xe trên đường phố ở Bắc Kinh, Trung Quốc hôm 22/1 - Ảnh: Reuters.
Người dân đạp xe trên đường phố ở Bắc Kinh, Trung Quốc hôm 22/1 - Ảnh: Reuters.

Chính quyền thành phố Bách Sắc với 3,6 triệu dân thuộc tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc đã yêu cầu người dân ở yên trong nhà và chỉ ra ngoài khi có việc thực sự cần thiết kể từ ngày thứ Hai (7/2) nhằm ngăn sự lây lan của Covid-19 trong cộng đồng.

Theo tin từ Reuters, việc Bách Sắc – địa phương có đường biên giới với Việt Nam – ban bố lệnh phong toả một lần nữa cho thấy quyết tâm theo đuổi chiến lược zero Covid (triệt tiêu Covid) mà Trung Quốc áp dụng từ đầu đại dịch nhằm dập tắt bất kỳ đợt bùng dịch nào dù lớn hay nhỏ.

Thậm chí, việc dập đợt bùng dịch này càng cấp bách hơn bởi Trung Quốc vừa mới bắt đầu đăng cai Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022, sự kiện khai mạc hôm thứ Sáu vừa rồi và sẽ kéo dài đến ngày 20/2. Ngoài ra, hoạt động đi lại ở Trung Quốc cũng tăng mạnh trong dịp tết Nguyên đán.

 

Zero Covid được xem là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng sụt tốc của kinh tế Trung Quốc, bên cạnh cuộc khủng hoảng trong ngành bất động sản. Gần đây, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã liên tục cắt giảm lãi suất nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh tế.

Hàng chục vận động viên tham dự Thế vận hội, sự kiện diễn ra ở thủ đô Bắc Kinh và tỉnh Hà Bắc, đã có kết quả dương tính với Covid và được cách ly, nhưng nhìn chung sự kiện thể thao lớn này không bị ảnh hưởng đáng kể.

Giới chức Bách Sắc cho biết trong thời gian từ thứ Bảy đến buổi chiều ngày thứ Hai, địa phương này ghi nhận 99 ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng có triệu chứng, trong đó có 2 ca mắc biến chủng Omicron.

Hiện đã có ít nhất 10 địa phương ở Trung Quốc đại lục phát hiện các ca mắc Omicron, nhưng tổng số các ca nhiễm này chưa được công bố cụ thể.

Bao gồm cả các ca nhiễm ở Bách Sắc, Trung Quốc có tổng cộng 45 ca nhiễm trong cộng đồng được ghi nhận trong ngày Chủ nhật (6/2), so với 13 ca vào hôm thứ Bảy – theo dữ liệu từ Uỷ ban Y tế Quốc gia của nước này. Tổng số ca tử vong do Covid của Trung Quốc kể từ đầu đại dịch là 4.636 ca, không tăng thêm ca nào trong ngày Chủ nhật.

Bách Sắc là thành phố thứ ba của Trung Quốc phải phong toả trong vòng 2 tháng trở lại đây, khi những ổ dịch do Delta và Omicron cho thấy những thách thức trong việc ngăn chặn sự lây lan của những biến chủng có khả năng lây lan cao này. Trước Bách Sắc, thành phố Tây An với 13 triệu dân đã phong toả vào cuối tháng 12, và thành phố An Dương với 5 triệu dân phong toả hồi giữa tháng 1.

Phát biểu trên tờ Thời báo Hoàn cầu, ông Wu Zunyou, trưởng dịch tễ của Trung tâm Kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) Trung Quốc, nói rằng nước này sẽ duy trì chiến lược zero Covid chừng nào các ca nhiễm nhập cảnh còn có khả năng dẫn tới những đợt bùng dịch trên diện rộng. Theo ông Wu, không còn cách nào khác hiệu quả hơn để kiểm soát Covid vì chỉ vaccine thôi là không đủ để ngăn sự lây lan của virus.

Trung Quốc hiện là nước duy nhất còn lại trên thế giới theo đuổi zero Covid. Từ giữa tháng 10 đến nay, Covid liên tục bùng phát rải rác ở Trung Quốc. Trong một số trường hợp, dịch bùng tới mức chỉ có thể dập bằng cách phong toả - điều mà các quốc gia khác đang cố gắng để tránh.

Giới quan sát quốc tế nói rằng khả năng lây mạnh của biến chủng Omicron sẽ khiến Trung Quốc gặp nhiều khó khăn trong việc theo đuổi zero Covid mà không gây ra những tổn thất lớn về mặt kinh tế.

Năm 2021, tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Trung Quốc đạt 8,1%, vượt xa mục tiêu tăng trên 6% mà Bắc Kinh đề ra. Tuy nhiên, trong quý 4, nền kinh tế nước này chỉ tăng 4% so với cùng kỳ năm trước, mức tăng thấp nhất trong một năm rưỡi.

Zero Covid được xem là một nguyên nhân dẫn tới tình trạng sụt tốc của kinh tế Trung Quốc, bên cạnh cuộc khủng hoảng trong ngành bất động sản. Gần đây, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã liên tục cắt giảm lãi suất nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh tế.

Tin mới

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Nội bộ Tesla “xào xáo” và tương lai bất ổn của Elon Musk

Nội bộ Tesla “xào xáo” và tương lai bất ổn của Elon Musk

Hiệu suất tài chính của nhà sản xuất ô tô điện khổng lồ đã bị ảnh hưởng trong bối cảnh doanh số bán xe điện toàn cầu chậm lại. Trước tình hình đó, Tesla Inc. đang tìm cách thu hút lượng lớn các nhà đầu tư bán lẻ để được chấp thuận gói trả lương 56 tỷ USD cho giám đốc điều hành Elon Musk.