Tủ gỗ Việt Nam có nguy cơ bị điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tại Hoa Kỳ

Vũ Khuê
Nguyên đơn cáo buộc rằng các nhà sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam đã nhập tủ, bộ phận tủ từ Trung Quốc là đối tượng bị áp dụng thuế phòng vệ thương mại sau đó lắp ráp hoàn thiện tại Việt Nam và xuất khẩu sang Hoa Kỳ...
Năm 2021, giá trị xuất khẩu sản phẩm bị đề nghị điều tra của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt khoảng 2,7 tỷ USD.
Năm 2021, giá trị xuất khẩu sản phẩm bị đề nghị điều tra của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt khoảng 2,7 tỷ USD.

Mới đây, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã nhận đơn đề nghị xem xét phạm vi sản phẩm và điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại với sản phẩm tủ gỗ (tủ bếp và tủ nhà tắm) nhập khẩu từ Việt Nam và Malaysia.

Nguyên đơn của vụ việc là Liên minh tủ bếp Hoa Kỳ (American Kitchen Cabinet Alliance) đại diện cho một số doanh nghiệp sản xuất tủ gỗ (tủ bếp và tủ nhà tắm) của Hoa Kỳ.

Sản phẩm bị cáo buộc: Tủ gỗ (tủ bếp và tủ nhà tắm) có mã HS 9403.40.9060, 9403.60.8081, 8403.90.7080.

Trong vụ việc hiện tại, nguyên đơn đề nghị DOC khởi xướng điều tra 02 nội dung.

Một là, phạm vi sản phẩm, nguyên đơn đề nghị mở rộng lệnh áp thuế hiện tại với Trung Quốc đối với cả tủ gỗ (tủ bếp và tủ nhà tắm) được lắp ráp tại Việt Nam và xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Hai là, chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại: Trong trường hợp DOC kết luận không mở rộng phạm vi sản phẩm, thì nguyên đơn đề nghị điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại với tủ gỗ (tủ bếp và tủ nhà tắm) nhập khẩu từ Việt Nam.

Nguyên đơn cáo buộc rằng các nhà sản xuất, xuất khẩu của Việt Nam đã nhập tủ, bộ phận tủ từ Trung Quốc là đối tượng bị áp dụng thuế phòng vệ thương mại sau đó lắp ráp hoàn thiện tại Việt Nam và xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Về vụ việc gốc, theo Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương), tháng 04 năm 2020, Hoa Kỳ đã ban hành lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với cùng loại sản phẩm trên có xuất xứ từ Trung Quốc với mức thuế chống bán phá giá là từ 4,37% đến 262,18%, mức thuế chống trợ cấp là từ 13,33% đến 293,45%.

Số liệu xuất khẩu theo dữ liệu sơ bộ từ Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (USITC), trong năm 2021, giá trị xuất khẩu sản phẩm bị đề nghị điều tra của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt khoảng 2,7 tỷ USD.

Trong giai đoạn 2019-2021, sau khi Hoa Kỳ áp thuế với Trung Quốc, nhập khẩu sản phẩm bị đề nghị điều tra từ Trung Quốc vào Hoa Kỳ giảm 54% (từ 2,5 xuống còn 1,6 tỷ đô-la Mỹ), trong khi đó xuất khẩu từ Việt Nam sang Hoa Kỳ lại tăng tới hơn 130% (từ 1,37 lên 2,7 tỷ đô-la Mỹ).

Cục Phòng vệ Thương mại cho biết, thời hạn để DOC xem xét đơn kiện là 30 ngày, dự kiến thời gian vào cuối tháng 5 năm 2022 và nếu vụ việc được khởi xướng, thông thường kết luận cuối cùng sẽ được ban hành trong vòng 300 ngày kể từ khi khởi xướng.

Do đó, Cục khuyến nghị Hiệp hội và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sản phẩm tủ gỗ (tủ bếp và tủ nhà tắm) chủ động rà soát các hoạt động xuất khẩu các sản phẩm tủ gỗ (tủ bếp và tủ nhà tắm) bị điều tra sang Hoa Kỳ.

Đồng thời nghiên cứu, tìm hiểu quy định, trình tự thủ tục điều tra chống lẩn tránh thuế của Hoa Kỳ; phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra trong suốt quá trình của vụ việc để nhận được sự hỗ trợ kịp thời, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp.

Tin mới

#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

Việt Nam chuẩn bị cán mốc 100 triệu dân và đang bước vào giai đoạn ô tô hóa. Mặc dù vậy, Việt Nam đang phải giải quyết hai bài toán hóc búa, bao gồm vấn đề ùn tắc giao thông và giảm phát thải, hướng đến Net Zero vào năm 2050. Thế nhưng hiện nay, chúng ta đang có một loại phương tiện có thể góp phần đẩy nhanh tiến trình giải quyết hai bài toán này. Đó là xe điện mini. Vậy dòng xe này sẽ có những đóng góp cụ thể nào cho giao thông đô thị? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay!
Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Năm 2011, Nissan và Mitsubishi Motors, liên minh gồm ba công ty, trong đó có Renault của Pháp, đã thành lập NMKV, một liên doanh nhằm đồng phát triển các loại xe mini được phân loại là “xe kei” ở Nhật Bản. Hai thương hiệu cho đến nay đã phát hành nhiều mẫu xe kei và đạt được những thành công ngoài mong đợi.
Cách hãng xe Lynk & Co giải quyết nỗi lo “cần và đủ” cho khách hàng Việt

Cách hãng xe Lynk & Co giải quyết nỗi lo “cần và đủ” cho khách hàng Việt

Với người dùng Việt Nam, chất lượng sản phẩm là điều kiện “cần” trong khi vấn đề hậu mãi là điều kiện “đủ” để quyết định mua một chiếc ô tô. Để đáp ứng được hai tiêu chí này thực tế không hề dễ dàng. Tuy nhiên, dù là một thương hiệu mới vào thị trường Việt, Lynk & Co đã cho thấy sự kỹ lưỡng trong việc chinh phục thị trường. Với kim chỉ nam để chinh phục khách hàng trong hoạt động bán hàng là phải đảm bảo chất lượng và chế độ hậu mãi, Lynk & Co được giới chuyên môn đánh giá cao trong sự kỹ lưỡng của mình.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đe dọa kế hoạch xe xanh của Tổng thống Biden

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đe dọa kế hoạch xe xanh của Tổng thống Biden

Kế hoạch của chính quyền Tổng thống Biden nhằm áp dụng các mức thuế mới nặng hơn đối với xe điện và pin của Trung Quốc sẽ mang lại sự bảo vệ tạm thời cho việc làm trong lĩnh vực ô tô của Mỹ, nhưng có thể gây thiệt hại cho những nỗ lực của Nhà Trắng nhằm chống lại biến đổi khí hậu bằng cách đẩy nhanh việc áp dụng xe điện của Mỹ.