Tỷ phú Richard Branson bất ngờ tuyên bố sắp bay vào vũ trụ

Đức Anh
Chuyến bay vào vũ trụ của tỷ phú Richard Branson dự kiến diễn ra vào ngày 11/7, chỉ vài ngày trước chuyến bay của tỷ phú Jeff Bezos...
Tỷ phú Richard Branson - Ảnh: Virgin Galactic
Tỷ phú Richard Branson - Ảnh: Virgin Galactic

Theo tin từ Bloomberg, tỷ phú Anh Richard Branson dự kiến thực hiện chuyến bay vào vũ trụ vào ngày 11/7 tới, chỉ vài ngày trước khi tỷ phú Jeff Bezos - người giàu nhất thế giới - có chuyến bay tương tự. Thông tin này khiến giá cổ phiếu công ty Galactic Holdings của ông Richard Branson tăng mạnh. 

Dự kiến, tỷ phú Anh sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên vào vũ trụ của mình trên tàu VSS Unity, cùng với 3 nhân viên của Virgin Galactic và hai phi công, từ điểm phóng tên lửa ở New Mexico, thông cáo của Galactic Holdings cho biết. 

Trong khi đó, tỷ phú Jeff Bezos, người sáng lập đế chế Amazon, có kế hoạch bay vào vũ trụ ngày 20/7 từ West Texas trên tên lửa do công ty Blue Origin của ông chế tạo. 

Chuyến bay dưới quỹ đạo của ông Branson sẽ hoàn thành mục tiêu từ lâu của tỷ phú người Anh và Virgin Galactic - công ty do ông sáng lập năm 2004. Virgin Galactic gần đây đã hoàn thành phân tích dữ liệu từ chuyến bay thử nghiệm ngày 22/5 và kết luận rằng đã sẵn sàng thực hiện chuyến bay đánh giá trải nghiệm trên khoang, Giám đốc điều hành của Virgin Galactic - Michael Colglazier cho biết. Tỷ phú Branson đã chọn tham gia một trong hai chuyến bay thử nghiệm dự kiến thực hiện trong mùa hè này.

Tỷ phú Richard Branson (thứ ba từ phải sang) cùng thành viên phi hành đoàn Virgin Galactic Unity22 - Ảnh: Virgin Galactic
Tỷ phú Richard Branson (thứ ba từ phải sang) cùng thành viên phi hành đoàn Virgin Galactic Unity22 - Ảnh: Virgin Galactic

“Nền tảng của việc này là ‘chúng tôi đã sẵn sàng’”, ông Colglazier cho biết trong một cuộc phỏng vấn. “Không có cuộc đua vũ trụ nào ở đây hay ‘Ai sẽ bay vào vũ trụ trước’. Chúng tôi thực hiện các chuyến bay thử nghiệm khi sẵn sàng làm vậy”. 

Theo Virgin Galactic, tỷ phú Branson sẽ đánh giá “trải nghiệm phi hành gia cá nhân” trước khi Virgin Galactic sẵn sàng cung cấp dịch vụ du lịch vũ trụ cho khách hàng vào năm 2022. Chuyến bay ngày 11/7 sẽ tương tự như chuyến bay thử nghiệm hồi tháng 5, khi Unity bay lên độ cao 89km. 

“Sau hơn 16 năm nghiên cứu, chế tạo và thử nghiệm, Virgin Galactic đang đi tiên phong trong ngành công nghiệp vũ trụ thương mại mới, mở ra cơ hội bay vào không gian cho con người và thay đổi thế giới theo hướng tốt đẹp hơn”, tỷ phú Branson cho biết. 

Giá cổ phiếu Virgin Galactic đã tăng tới 27% lên 54,98 USD trong phiên giao dịch ngoài giờ ngày 1/7 trên sàn chứng khoán New York.

Đây sẽ là chuyến bay thử nghiệm với phi hành đoàn thứ 4 của Virgin Galactic. Cùng bay với ông Branson là bà Beth Moses - Hướng dẫn phi hành gia trưởng của Virgin Galactic và cũng là người từng bay trước đây; ông Colin Bennett - một kỹ sư vận hành; và bà Sirisha Bandla, Phó chủ tịch phụ trách các vấn đề chính phủ của công ty.

Virgin Galactic dự kiến tiếp tục bán vé du lịch vũ trụ sau hai chuyến bay thử nghiệm vào mùa hè này. Công ty này đã dừng bán vé sau một vụ tai nạn vào năm 2014 khiến một phi công bay thử thiệt mạng. 

Trong một bài đăng blog, tỷ phú Branson cho biết sau chuyến bay vũ trụ ngày 11/7 tới, ông sẽ “công bố điều gì đó rất thú vị nhằm giúp nhiều người có cơ hội trở thành phi hành gia”. 

Trên Twitter, tỷ phú Anh chia sẻ: "Tôi luôn là một kẻ mơ mộng. Mẹ tôi đã dạy rằng không bao giờ được từ bỏ và hãy vươn tới những vì sao. Ngày 11/7 tới là thời điểm biến giấc mơ đó trở thành hiện thực trên chuyến bay tiếp theo của VirginGalactic #Unity22".

Tin mới

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Nội bộ Tesla “xào xáo” và tương lai bất ổn của Elon Musk

Nội bộ Tesla “xào xáo” và tương lai bất ổn của Elon Musk

Hiệu suất tài chính của nhà sản xuất ô tô điện khổng lồ đã bị ảnh hưởng trong bối cảnh doanh số bán xe điện toàn cầu chậm lại. Trước tình hình đó, Tesla Inc. đang tìm cách thu hút lượng lớn các nhà đầu tư bán lẻ để được chấp thuận gói trả lương 56 tỷ USD cho giám đốc điều hành Elon Musk.