VAMA đề nghị hoãn phí, giảm thuế ôtô

An Nhi
Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) đề nghị điều chỉnh một số chính sách liên quan đến ngành công nghiệp ôtô
Theo thống kê, quý đầu năm nay thị trường ôtô Việt Nam đã bị sụt giảm đến 41% so với cùng kỳ năm ngoái - Ảnh: Đức Thọ.
Theo thống kê, quý đầu năm nay thị trường ôtô Việt Nam đã bị sụt giảm đến 41% so với cùng kỳ năm ngoái - Ảnh: Đức Thọ.
Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) vừa có văn bản gửi Văn phòng Quốc hội và các bộ, ngành liên quan đề nghị điều chỉnh một số chính sách liên quan đến ngành công nghiệp ôtô.

Trong đó, cơ quan này đề nghị Chính phủ tuyên bố sẽ không đề xuất bất kỳ loại phí ôtô nào trong vòng một thập kỷ tới. Điều này đồng nghĩa với việc hủy bỏ phí hạn chế phương tiện giao thông cá nhân đang được Bộ Giao thông Vận tải đề xuất, hoãn thu phí sử dụng đường bộ để giảm bớt khó khăn cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Liên quan đến lệ phí trước bạ đã tăng lên mức 15% tại Tp.HCM và 20% tại Hà Nội từ đầu năm, VAMA đề xuất giảm xuống mức 5% và áp dụng đồng đều trên cả nước.

Theo VAMA, việc áp dụng các mức thu lệ phí trước bạ khác nhau giữa các địa phương là bất hợp lý. Do đó, việc thu đồng mức sẽ tránh được hiện tượng các địa phương “cố gắng thu thuế bằng việc thu hút đăng ký xe dựa trên mức lệ phí thấp”.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính cũng cần nghiên cứu và đề xuất Chính phủ, Quốc hội giảm các mức thu thuế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt và thu nhập doanh nghiệp để thúc đẩy tiêu dùng.

Các đề nghị này được đưa ra xuất phát từ những lo ngại về sự đổ vỡ của ngành công nghiệp ôtô qua sự sụt giảm mạnh mẽ của thị trường. Theo thống kê, quý đầu năm nay thị trường ôtô Việt Nam đã bị sụt giảm đến 41% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Với các công ty vẫn đang hoạt động, lượng hàng tồn kho đang ở mức cao làm ảnh hưởng lớn đến khả năng tài chính của doanh nghiệp trong việc tiếp tục điều hành hoạt động kinh doanh”, văn bản của VAMA nêu thực trạng.

Vì vậy, cơ quan đại diện khối doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô cho rằng, nếu thực hiện các đề xuất liên quan đến chính sách thuế và phí ôtô kể trên, Chính phủ sẽ đạt được những kết quả đáng kể.

Cụ thể, thị trường ôtô sẽ lấy lại được mức tăng trưởng hằng năm trung bình 5-10%, tăng thu ngân sách nhà nước, giúp Chính phủ cân đối ngân sách hiện tại.

Đề xuất mới về lệ phí trước bạ sẽ là mức cố định, tránh việc giảm thuế mà ngân sách không thể kham nổi vì khi kết thúc việc giảm thuế, thị trường ngay lập tức sẽ đi xuống, dẫn tới chu kỳ bất ổn mới.

“Cái được” thứ ba là người tiêu dùng tin tưởng rằng họ sẽ không bị đánh thuế trong một vài năm tới và không còn cảm thấy phương tiện cá nhân của họ bị đánh thuế cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực.

Tin mới

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon có thể là một khái niệm xa lạ và không tác động trực tiếp đến người mua ô tô, nhưng chúng là tài sản rất quan trọng mà các công ty ô tô cần cân nhắc. Trên thế giới, khái niệm này đã được nhiều quốc gia áp dụng và nhiều công ty đã thu được nguồn lợi không nhỏ.
Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.