Vận hành 15 trung tâm tiêm vaccine Covid, bác sỹ Singapore trở thành tỷ phú

An Huy
Một bác sỹ Singapore đã trở thành tỷ phú sau khi giá cổ phiếu và lợi nhuận công ty của ông tăng vọt nhờ tham gia vào nỗ lực chống đại dịch Covid-19...
Tỷ phú Singapore Loo Choon Yong - Ảnh: Bloomberg.
Tỷ phú Singapore Loo Choon Yong - Ảnh: Bloomberg.

Theo hãng tin Bloomberg, ông Loo Choon Yong, Chủ tịch điều hành Raffles Medical Group Ldt., hiện sở hữu khối tài sản ròng 1,1 tỷ USD. Công ty dịch vụ y tế này chứng kiến lợi nhuận ròng tăng gấp hơn 2 lần trong nửa đầu năm nay và giá cổ phiếu đã tăng 104% so với mức đáy thiết lập vào tháng 3/2020.

Raffles Medical vận hành 15 trung tâm tiêm vaccine tại Singapore và tham gia hoạt động giám sát y tế tại sân bay, xét nghiệm Covid trước các sự kiện, xét nghiệm hành khách trước khi lên tàu du lịch. Sự nổi lên của công ty này là một trong những ví dụ mới nhất về sự thích ứng của doanh nghiệp trong đại dịch, khi các mảng hoạt động kinh doanh khác bị ảnh hưởng.

“Khi đất nước đối mặt với một thách thức như thế này, chúng tôi cần vào cuộc để hỗ trợ”, ông Loo - người sở hữu cổ phần 52% trong Raffles Medical - phát biểu. “Chúng tôi là doanh nghiệp tư nhân, nhưng cũng là một phần của hệ thống y tế”.

Singapore hiện đang đẩy mạnh chiến dịch tiêm phòng Covid, đặt mục tiêu đến tháng 9 tiêm đủ cho 80% dân số để có thể nới lỏng các hạn chế chống dịch, bao gồm bắt đầu cho phép du khách nhập cảnh mà không cần cách ly. Sở hữu hơn 60 phòng khám và 1 bệnh viện ở Singapre, Raffles Medical bắt đầu tham gia công tác chống dịch Covid-19 từ tháng 1.

“Raffles Medical là một trong những nhà cung cấp dịch vụ y tế lớn nhất ở Singapore, nên họ có thể hỗ trợ theo nhiều cách”, nhà phân tích Wee Kuang Tay của CGS-CIMB Securities nhận định, và nhấn mạnh rằng việc tham gia chống dịch “đã mang lại lợi ích” cho Raffles Medical.

Ông Loo, 72 tuổi, thành lập Raffles Medical vào năm 1976. Ban dầu, ông cùng một người bạn là Alfred Loh mua lại hai phòng khám, rồi đầu tư dần để mở rộng công ty. Ngoài thị trường trong nước, Raffles Medical còn có 3 bệnh viện ở Trung Quốc, trong đó bệnh viện mới nhất khai trương ở Thượng Hải vào tuần trước. Công ty này cũng có hoạt động ở Nhật Bản, Việt Nam và Campuchia - Bloomberg cho hay.

“Nguyên tắc của chúng tôi là chăm sóc bệnh nhân cẩn thận”, ông Loo nói. “Vấn đề kinh doanh sẽ tự lo được cho nó. Đó là cách chúng tôi đã phát triển qua năm tháng”.

Khi Covid mới trở thành đại dịch toàn cầu vào năm ngoái, mọi chuyện đối với Raffles Medical không mấy sáng sủa. Hoạt động kinh doanh thường lệ của công ty suy giảm do người dân tránh đến phòng khác và bệnh viện, và các công ty y tế chỉ được cung cấp các dịch vụ thiết yếu - ông Loo cho hay.

“Trong thời gian Covid, người bệnh ngại đi khám và tìm cách ở nhà”, ông Loo nói. “Chẳng ai muốn vào viện vì có nguy cơ nhiễm Covid ở đó”.

Bởi vậy, Raffles Medical triển khai các bác sỹ, y tá và nhân viên của công ty vào những lĩnh vực như xét nghiệm Covid và sàng lọc ở sân bay.

Trong nửa đầu năm nay, lợi nhuận sau thuế của Raffles Medical đạt 38,8 triệu Đôla Singapore, tương đương 28,7 triệu USD, tăng 138% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu tăng 42%, đạt 3438 triệu Đôla Singapore.

Năm nay, giá cổ phiếu công ty đã tăng 50%, so với mức tăng 12% của thị trường chứng khoán Singapore.

Ông Loo nói ông không xem việc sở hữu hơn 1 tỷ USD tài sản ròng là thước đo thành công.

“Tôi không đo đếm đóng góp của chúng tôi hay ý nghĩa cuộc đời mình bằng giá trị vốn hoá thị trường hay giá cổ phiếu của công ty”, ông nói. “Điều thực sự quan trọng là Rafles Medical chăm sóc bệnh nhân tốt như thế nào”.

Tin mới

Chờ giảm lệ phí trước bạ, người tiêu dùng đắn đo mua xe

Chờ giảm lệ phí trước bạ, người tiêu dùng đắn đo mua xe

Ngày 21/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ký Chỉ thị 12 về các giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, Thủ tướng giao Bộ Tài chính nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng trong tháng 5 về gia hạn thời hạn nộp thuế, giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, giảm tiền thuê đất, mặt nước. Thông tin này đã tác động không nhỏ đến thị trường ô tô Việt những ngày qua vì điều này có nghĩa Chính phủ rất có thể sẽ đồng ý giảm 50% lệ phí trước bạ lần thứ tư. Thời gian có thể áp dụng từ ngày 01/7/2024 đến hết ngày 31/12/2024.
BYD thống trị thị trường xe điện Trung Quốc trong “bão giảm giá”

BYD thống trị thị trường xe điện Trung Quốc trong “bão giảm giá”

Khi BYD tham gia cuộc đua giảm giá xe điện (EV) tại Trung Quốc, các nhà sản xuất khác đã phải chịu thiệt hại nặng nề. Xe điện, bao gồm xe chạy bằng pin (BEV) và xe plug-in hybrid (PHEV), đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ ở Trung Quốc trong tháng 3 vừa qua. Thị trường Trung Quốc kết thúc tháng với số lượt đăng ký tăng 29% so với cùng tháng năm 2023, với 743.289 lượt giao hàng.
Ô tô trong nước đón đầu xu hướng phục hồi

Ô tô trong nước đón đầu xu hướng phục hồi

Thị trường ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đang có dấu hiệu phục hồi trong ngắn hạn kể từ sau kết quả kinh doanh tháng 3/2024. Cùng với chính sách giảm lệ phí trước bạ của Chính phủ có thể sớm quay trở lại, đây sẽ là những cơ sở quan trọng để các nhà sản xuất ô tô gia tăng sản lượng, kích cầu tiêu dùng từ giữa năm.
Xe điện tự lái trong tương lai có thể tự sạc điện sẽ như thế nào?

Xe điện tự lái trong tương lai có thể tự sạc điện sẽ như thế nào?

Các cột mốc quan trọng đối với ô tô tự lái, đầu tiên là dưới dạng robotaxi, liên tục được ghi nhận. Khi sự xuất hiện phổ biến của công nghệ ngày càng gần hơn và các phương tiện gần như chạy hoàn toàn bằng điện, câu hỏi về cách chúng được sạc như thế nào là đề tài nhận được nhiều sự quan tâm.