Văn hóa sau vô-lăng

Khánh Huyền
Việc bấm còi một cách thiếu kiềm chế không chỉ gây khó chịu cho người đi đường mà còn rất dễ gây kích động cho người khác
Nên kiên nhẫn và tỉnh táo khi ngồi sau vô-lăng - Ảnh: Bobi.
Nên kiên nhẫn và tỉnh táo khi ngồi sau vô-lăng - Ảnh: Bobi.
Xã hội phát triển, áp lực công việc lên cao, giao thông đô thị hỗn tạp,… khiến cho nhiều người điều khiển phương tiện dễ bị kích động, gây nên những hành vi không đẹp khi vận hành trên đường.

Để hạn chế và phòng ngừa những hành vi xấu có thể gây khó chịu và phiền toái khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện đặc biệt là xe 4 bánh cần giữ bình tĩnh trong mọi trường hợp và đề cao tinh thần tôn trọng người khác.

Thật tuyệt khi ngồi sau vô-lăng đến cuối hành trình mà vẫn luôn thoải mái và an toàn, và cách duy nhất có thể giúp bạn thực hiện được điều này chính là bản thân mình. Hãy tuân thủ một số nguyên tắc khi tham gia giao thông để không phải gặp những bất lợi.

Tôn trọng người đi bộ là thói quen cần thiết, không có người đi bộ nào cảm thấy thoải mái khi băng qua đường một cách chậm trễ. Do vậy, hãy dành thời gian và không gian cho người đi bộ để họ sang đường. Đừng thiếu kiên nhẫn đến mức bấm còi inh ỏi hoặc cố tìm cách lách qua.

Việc bấm còi một cách thiếu kiềm chế không chỉ gây khó chịu cho người đi đường mà còn rất dễ gây kích động cho người khác. Một số tài xế cảm thấy khó chịu khi đèn giao thông đã chuyển xanh mà xe phía trước vẫn di chuyển quá chậm hoặc khi đường đông, tuy nhiên việc bấm còi liên tục không những không giải quyết được vấn đề mà còn làm cho những người tham gia giao thông khác cảm thấy bực mình và phần nào đó làm cho bản thân thêm phần căng thẳng.

Đừng bao giờ để bị mất tập trung khi ngồi sau vô lăng chỉ vì lý do rất đơn giản là bật nhạc quá to. Âm nhạc có thể giúp bạn thoải mái hơn khi điều khiển chiếc xe nhưng cũng sẽ rất nguy hiểm nếu như âm thanh quá lớn làm cho không thể nghe được tín hiệu từ những chiếc xe khác. Không những thế, âm thanh lớn phát ra từ chiếc xe của bạn khi kính đang mở sẽ làm ảnh hưởng đến sự tập trung của những người đi đường.

Sử dụng điện thoại khi đang điều khiển xe là điều cực kỳ nguy hiểm. Theo thống kê, rất nhiều những vụ tai nạn xảy ra là do lỗi của tài xế nghe điện thoại hoặc nhắn tin trong khi di chuyển. Chính vì vậy, đừng nên tiếc tiền để có thể sắm cho mình một chiếc tai nghe kéo dài cho điện thoại và sử dụng lúc cần thiết khi ngồi sau vô-lăng. Tuyệt đối tránh vừa đi vừa nhắn tin, điều này không chỉ làm hại bản thân mình mà còn rất dễ làm cho người đi đường phải nhập viện.

Những ai đã ngồi sau vô-lăng đều biết rằng gương chiếu hậu và đèn xi nhan là cực kỳ quan trọng khi điều khiển xe. Tuy vậy, rất nhiều trường hợp người điều khiển quên sử dụng đèn xi nhan khi cho xe chuyển hướng hoặc chuyển làn đường. Đây là một tình huống xấu và rất dễ gây tai nạn cho người khác. Việc chỉ nhìn gương để quan sát sẽ là không đủ để bao quát tầm nhìn, do đó, hãy tạo thói quen bật xi nhan trước khi thay đổi hướng chuyển động khoảng 50 m.

Đối với đèn chiếu sáng khi đi ban đêm, bạn nên linh hoạt khi sử dụng đèn chiếu gần và chiếu xa để đảm bảo an toàn. Trong quá trình di chuyển nếu bạn luôn sử dụng đèn chiếu xa sẽ làm chói mắt và gây ức chế cho tài xế xe ngược chiều hoặc đi phía trước.

Làm chủ không gian xung quanh chiếc xe khi điều khiển là kỹ năng bắt buộc đối với bất kỳ ai. Trong quá trình di chuyển, không nên cho xe của mình bám quá sát xe lưu thông phía trước. Tạo khoảng cách mà bạn cảm thấy đủ thời gian để xử lý tình huống bất ngờ một cách an toàn nhất.

Không chỉ không gian, tốc độ di chuyển cũng là điều cần phải lưu ý. Một số người cho rằng, lái xe chậm sẽ an toàn hơn, nhưng điều này sẽ bị phản tác dụng khi bạn đang điều khiển xe trên đường cao tốc. Khi đó chiếc xe của bạn có thể trở thành chướng ngại vật nguy hiểm đối với các xe cùng lưu thông. Do vậy nên cho xe chạy với tốc độ giới hạn ghi trên biển báo tại tuyến đường bạn đang đi.

Trong trường hợp xe cùng chiều muốn vượt, hãy cố gắng nhường đường một cách nhanh nhất. Nếu cảm thấy phía trước chưa đủ an toàn để nhường thì bạn nên sử dụng đèn tín hiệu nguy hiểm để thông báo cho xe phía sau. Sự ngang ngạnh không cho xe khác vượt có thể gây tâm lý bức xúc làm phát sinh hiềm khích không đáng có.

Một điều bạn cũng nên lưu ý là không nên dừng xe không đúng nơi quy định đặc biệt là những nơi gây cản trở giao thông. Khi đó, không những bạn sẽ làm cho đường bị tắc nghẽn mà còn làm cho những người đi đường thêm phần bực bội.

Có thể những vấn đề trên đây chỉ là một phần nhỏ để tạo nên văn hóa lái xe khi ngồi sau vô-lăng. Điều tốt nhất giúp bạn có một hành trình an toàn và vui vẻ là luôn bình tĩnh và kiên nhẫn trong mọi trường hợp.

Tin mới

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Trong nhiều năm, các nhà sản xuất ô tô nhà nước Trung Quốc có thể tin tưởng vào việc liên doanh với các thương hiệu lớn của nước ngoài như một nguồn lợi nhuận kỳ diệu. Nhưng báo cáo thu nhập mới nhất cho thấy những ngày đó có thể sắp kết thúc, khi những công ty đơn lẻ mới hơn như BYD đã thúc đẩy làn sóng điện khí hóa tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, trong khi các thương hiệu ô tô nước ngoài đang bị tụt lại phía sau.
Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Khi chính quyền Tổng thống Biden hạ mục tiêu sử dụng xe điện từ 67% xuống 35% vào năm 2030, họ đã làm được hai việc: tạo cứu cánh cho các nhà sản xuất ô tô đang cảm thấy áp lực phải sản xuất và bán xe điện trong khi dội một gáo nước lạnh lớn vào các công ty chỉ bán pin xe chạy bằng điện.
Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Các kế hoạch toàn cầu của công ty bao gồm từ mô-đun năng lượng mặt trời và xe buýt điện, xe tải và xe lửa cho đến các hệ thống giao thông phức tạp. Nhưng liệu BYD có đang cố gắng làm quá nhiều hay không là câu hỏi mà giới đầu tư quan tâm.