Vận tải đường sắt lao dốc không phanh, doanh thu giảm gần 90% sau 2 năm Covid-19

Anh Tú
5 tháng đầu năm, doanh thu vận tải hành khách đường sắt đạt hơn 400 tỷ đồng, chỉ bằng 51,4% so với cùng kỳ 2020, nhưng sụt giảm đến 90% so với thời điểm trước dịch...
Trên mỗi toa tàu chỉ có 1 vài khách, thậm chí có toa không có vị khách nào
Trên mỗi toa tàu chỉ có 1 vài khách, thậm chí có toa không có vị khách nào

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, do ảnh hưởng dịch Covid-19, thời gian qua, đã phải thường xuyên cắt giảm, điều chỉnh các chuyến tàu khiến doanh thu sụt giảm nghiêm trọng. 

Cụ thể, từ đầu năm 2021 đến nay, doanh thu vận tải hành khách 5 tháng sụt giảm mạnh, chỉ bằng 51,4% so với cùng kỳ 2020. Theo đó, các chỉ tiêu vận tải hành khách đều giảm nghiêm trọng như lượt hành khách lên tàu thực hiện được 1.147.813 lượt, bằng 64,6% so với cùng kỳ. Doanh thu hành khách đạt hơn 400 tỷ đồng, bằng 51,4%.

 

Thời gian này, có 393 đoàn tàu bị cắt giảm, trong đó tàu Thống nhất là 38 đoàn, tàu khách địa phương là 355 đoàn. Cho đến thời điểm hiện tại, trên toàn mạng lưới đường sắt, tàu khách chỉ chạy duy nhất 1 đôi tàu Thống nhất là SE7/8; tàu địa phương không chạy.

Riêng trong tháng 5, tháng cao điểm đợt dịch thứ 4 bùng phát mạnh trên nhiều tỉnh, thành, hành khách lên tàu 132.300 lượt, chỉ bằng 48,4% so với cùng kỳ. Doanh thu hành khách 44,7 tỷ đồng, bằng 55,4%.

Dự báo doanh thu tháng 6 cũng khó có thể tiến triển. So sánh thời điểm trước dịch, doanh thu của "ông trùm" ngành đường sắt đạt 4.619 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2019. Nghĩa là, sau 2 năm Covid, doanh thu sụt giảm gần 10 lần.

Theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, nguyên nhân chủ yếu của thực trạng trên là do dịch Covid-19 đợt 4 bùng phát từ ngày 27/4/2021 và xuất hiện ở nhiều tỉnh thành trên toàn quốc.

Một số địa phương bị ảnh hưởng nặng nề, có số ca nhiễm dịch lớn, có ổ dịch phức tạp đã tiến hành giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ như Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, TP.HCM…

Cùng đó, nhiều địa phương quy định hạn chế đón, trả khách đến từ các địa phương đang có dịch và người về từ các vùng dịch phải thực hiện cách ly từ 14 đến 21 ngày. Thực hiện các quy định phòng dịch này, người dân hạn chế đi lại, ngành đường sắt phải cắt giảm nhiều tàu khách, vì vậy lượng khách đi tàu sụt giảm nghiêm trọng.

Cũng do dịch bùng phát đợt 4 vào dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, nên đã có 11.383 vé bị trả lại với doanh thu bị trả lại xấp xỉ 4 tỷ đồng.

Trước đó, do dịch Covid-19 bùng phát đúng dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu, ngành đường sắt đã hoàn tiền trả vé cho hành khách tại các ga sau 90 ngày bảo lưu. Hành khách sụt giảm, tình trạng trả lại vé tàu liên tục khiến lãnh đạo ngành đường sắt không khỏi lo lắng. Ngành đường sắt đã phải cắt giảm nhiều đoàn tàu khách, để giảm chi phí và cắt lỗ.

Tin mới

Nội bộ Tesla “xào xáo” và tương lai bất ổn của Elon Musk

Nội bộ Tesla “xào xáo” và tương lai bất ổn của Elon Musk

Hiệu suất tài chính của nhà sản xuất ô tô điện khổng lồ đã bị ảnh hưởng trong bối cảnh doanh số bán xe điện toàn cầu chậm lại. Trước tình hình đó, Tesla Inc. đang tìm cách thu hút lượng lớn các nhà đầu tư bán lẻ để được chấp thuận gói trả lương 56 tỷ USD cho giám đốc điều hành Elon Musk.
#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

Việt Nam chuẩn bị cán mốc 100 triệu dân và đang bước vào giai đoạn ô tô hóa. Mặc dù vậy, Việt Nam đang phải giải quyết hai bài toán hóc búa, bao gồm vấn đề ùn tắc giao thông và giảm phát thải, hướng đến Net Zero vào năm 2050. Thế nhưng hiện nay, chúng ta đang có một loại phương tiện có thể góp phần đẩy nhanh tiến trình giải quyết hai bài toán này. Đó là xe điện mini. Vậy dòng xe này sẽ có những đóng góp cụ thể nào cho giao thông đô thị? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay!
Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Năm 2011, Nissan và Mitsubishi Motors, liên minh gồm ba công ty, trong đó có Renault của Pháp, đã thành lập NMKV, một liên doanh nhằm đồng phát triển các loại xe mini được phân loại là “xe kei” ở Nhật Bản. Hai thương hiệu cho đến nay đã phát hành nhiều mẫu xe kei và đạt được những thành công ngoài mong đợi.