Vay tiền để mua Twitter, Elon Musk có thể phải trả lãi 1 tỷ USD/năm

Trang Linh
Trong thông báo mới nhất, Elon Musk cho biết ông sẵn sàng các phương án tài chính để có 46,5 tỷ USD phục vụ cho việc mua lại toàn bộ Twitter...
Tỷ phú Elon Musk - Ảnh: Getty Images
Tỷ phú Elon Musk - Ảnh: Getty Images

Trong một văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Mỹ ngày 21/4, tỷ phú Elon Musk cho biết đã nhận đề nghị từ một số ngân hàng về việc cấp tín dụng cho thương vụ mua lại Twitter mà ông dự định tiến hành.

Cụ thể, Musk nói rằng đã nhận được đề nghị từ một số ngân hàng, bao gồm Morgan Stanley, Bank of America Corp. và Barclays, về việc cho ông vay 13 tỷ USD để ông thực hiện thương vụ trên. Ngoài ra, ông cũng được đề nghị một khoản vay khác trị giá 12,5 tỷ USD, được thế chấp bằng số cổ phần trị giá 62,5 tỷ USD mà ông đang sở hữu tại hãng xe điện Tesla – tương đương 1/3 cổ phần của ông tại công ty này. Ngoài ra, Musk cam kết chi khoảng 21 tỷ USD tiền túi cho thương vụ này.

Như vậy, tỷ phú giàu nhất thế giới đã sẵn sàng các phương án tài chính để có 46,5 tỷ USD nhằm mua lại toàn bộ Twitter.

Theo tính toán của Bloomberg, dựa trên số nợ mà Musk có thể vay để thực hiện thương vụ, ông có thể phả trả lãi khoảng 1 tỷ USD mỗi năm. Ngoài ra, trong trường hợp giá cổ phiếu Tesla giảm, ông sẽ buộc phải đưa thêm cổ phiếu làm tài sản thế chấp.

Trong văn bản trên, Musk cũng cho biết ông đang cân nhắc đề nghị mua lại Twitter trực tiếp từ các cổ đông và đang có kế hoạch bắt đầu chào mua công khai cổ phiếu này.

Dựa trên những diễn biến gần đây xoay quanh thương vụ này, giới phân tích nhận định Musk có vẻ không quan tâm nhiều tới lợi nhuận cơ bản của Twitter mà chú ý nhiều hơn tới vấn đề tự do ngôn luận và kiểm duyệt nội dung trên nền tảng này.

Do đó, chưa thể xác định Twitter sẽ kinh doanh ra sao nếu thuộc quyền sở hữu của tỷ phú giàu nhất thế giới. Lợi nhuận của Twitter sụt giảm có thể đồng nghĩa với việc Musk sẽ phải dùng tiền túi để trả các khoản lãi hàng năm.

Dù vậy, dựa trên những chia sẻ trước đây của Musk, có thể thấy tỷ phú giàu nhất thế giới không bận tâm nhiều tới vấn đề này.

“Về cơ bản tôi có khả năng chi trả cho thương vụ này”, Musk nói tại một hội nghị của TED ngay sau khi đề nghị mua đứt Twitter. “Nhưng đây không phải là cách để kiếm tiền. Tôi nghĩ đây là trực giác mạnh mẽ của tôi rằng việc có một nền tảng công khai đáng tin cậy tối đa và mang tính bao trùm rộng rãi là cực kỳ quan trọng đối với tương lai của nền văn minh. Tôi hoàn toàn không quan tâm đến vấn đề kinh tế học”.

Trước đó, ngày 14/4, Musk đề nghị đưa Twitter Inc. trở thành công ty tư nhân trong một thương vụ được định giá 43 tỷ USD. 

Ông cho biết sẽ trả 54,2 USD/cổ phiếu Twitter bằng tiền mặt, cao hơn 38% so với mức giá đóng cửa hôm 1/4 - phiên giao dịch cuối cùng trước khi thông tin tỷ phú này mua cổ phần Twitter được tiết lộ. Theo thông báo của Twitter trong phiên giao dịch kế sau đó, ông Musk đã mua 9,2% cổ phần công ty này vào ngày 14/3 và trở thành cổ đông cá nhân lớn nhất của công ty.

Khi thông báo về đề nghị 43 tỷ USD nói trên, Musk khẳng định ông là người có thể khai phóng “tiềm năng phi thường” của nền tảng mạng xã hội có hơn 200 triệu người dùng hàng ngày này.

Theo Bloomberg Billionaire Index, Musk hiện sở hữu tài sản 260 tỷ USD, là người giàu nhất hành tinh. Ông hiện là CEO của Tesla và startup hàng không vũ trụ SpaceX - lần lượt trị giá 1.002 tỷ USD và 100 tỷ USD.

Ngoài ra, tỷ phú này cũng sở hữu 2 startup nhỏ hơn là Neuralink và The Boring Company. Tính tới vòng gọi vốn gần nhất vào tháng 6/2021, Neuralink được định giá khoảng 500 triệu - 1 tỷ USD. Còn The Boring Company được định giá gần 5,7 tỷ USD sau vòng huy động vốn mới đây.

Tin mới

#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

Việt Nam chuẩn bị cán mốc 100 triệu dân và đang bước vào giai đoạn ô tô hóa. Mặc dù vậy, Việt Nam đang phải giải quyết hai bài toán hóc búa, bao gồm vấn đề ùn tắc giao thông và giảm phát thải, hướng đến Net Zero vào năm 2050. Thế nhưng hiện nay, chúng ta đang có một loại phương tiện có thể góp phần đẩy nhanh tiến trình giải quyết hai bài toán này. Đó là xe điện mini. Vậy dòng xe này sẽ có những đóng góp cụ thể nào cho giao thông đô thị? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay!
Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Năm 2011, Nissan và Mitsubishi Motors, liên minh gồm ba công ty, trong đó có Renault của Pháp, đã thành lập NMKV, một liên doanh nhằm đồng phát triển các loại xe mini được phân loại là “xe kei” ở Nhật Bản. Hai thương hiệu cho đến nay đã phát hành nhiều mẫu xe kei và đạt được những thành công ngoài mong đợi.
Cách hãng xe Lynk & Co giải quyết nỗi lo “cần và đủ” cho khách hàng Việt

Cách hãng xe Lynk & Co giải quyết nỗi lo “cần và đủ” cho khách hàng Việt

Với người dùng Việt Nam, chất lượng sản phẩm là điều kiện “cần” trong khi vấn đề hậu mãi là điều kiện “đủ” để quyết định mua một chiếc ô tô. Để đáp ứng được hai tiêu chí này thực tế không hề dễ dàng. Tuy nhiên, dù là một thương hiệu mới vào thị trường Việt, Lynk & Co đã cho thấy sự kỹ lưỡng trong việc chinh phục thị trường. Với kim chỉ nam để chinh phục khách hàng trong hoạt động bán hàng là phải đảm bảo chất lượng và chế độ hậu mãi, Lynk & Co được giới chuyên môn đánh giá cao trong sự kỹ lưỡng của mình.