Vì sao Hải Phòng 9 năm liền tăng trưởng ở mức 2 con số?

Đỗ Hoàng
Ông Lê Anh Quân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hải Phòng, chia sẻ nhờ đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ với đầy đủ 5 loại hình đã giúp Hải Phòng 9 năm liền duy trì tăng trưởng ở mức 2 con số…
Ông  Lê Anh  Quân, Phó  Chủ  tịch Thường trực UBND TP. Hải  Phòng giới thiệu về thành tựu  phát triển kinh tế của Hải Phòng trong những năm  qua. Ảnh: Việt Dũng.
Ông Lê Anh Quân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hải Phòng giới thiệu về thành tựu phát triển kinh tế của Hải Phòng trong những năm qua. Ảnh: Việt Dũng.

Tại cuộc gặp với Đại sứ quán, Hiệp hội doanh nghiệp và doanh nghiệp trong  khuôn khổ Diễn đàn Nhịp cầu Phát triển (Vietnam Connect Forumm) 2024 sáng 10/4, ông Lê Anh Quân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hải Phòng, cho biết nhờ đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ cùng môi trường đầu tư được cải thiện, trong 9 năm liền, Hải Phòng đã duy trì mức tăng trưởng 2 con số.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hải Phòng Lê Anh Quân cho biết trong những năm qua, Hải Phòng luôn là một trong những địa phương thuộc nhóm dẫn đầu cả nước về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội. Năm 2023, trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế thế giới và trong nước, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của thành phố đạt 10,34%, là năm thứ 9 Hải Phòng giữ mức tăng trưởng 2 con số.

Các đại biểu dự Cuộc gặp với  Đại sứ  quán, Hiệp hội doanh nghiệp và doanh  nghiệp do UBND TP. Hải Phòng tổ chức sáng ngày 10/4.
Các đại biểu dự Cuộc gặp với  Đại sứ  quán, Hiệp hội doanh nghiệp và doanh  nghiệp do UBND TP. Hải Phòng tổ chức sáng ngày 10/4.

Kim ngạch xuất khẩu của Hải Phòng năm 2023 đạt 31 tỷ USD, sản lượng hàng hoá thông qua cảng đạt 170 triệu tấn. Hải Phòng cũng là điểm sáng trong thu hút FDI và luôn duy trì vị trí tốp đầu cả nước. Năm 2023, riêng thu hút FDI, Hải Phòng đã hoàn thành mục tiêu sớm 4 tháng, thu hút 3,5-3,6 tỷ USD với 950 dự án FDI, đứng thứ 2 cả nước.

Đặc biệt, Hải Phòng là đầu mối giao thông - giao lưu quan trọng của Việt Nam và quốc tế với hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, giao thông thuận lợi kết nối liên tỉnh, liên vùng và đi thế giới. Hải Phòng hội tụ đầy đủ 5 loại hình giao thông (đường biển, bộ, đường sắt, hàng không, thủy nội địa).

Hệ thống cảng biển của thành phố lớn nhất khu vực miền Bắc, được xây dựng theo hướng hiện đại, có thể tiếp nhận tàu trọng tải trên 145.000 tấn và kết nối trực tiếp đến các cảng biển chính ở châu Âu, châu Mỹ. Cảng hàng không quốc tế Cát Bi đạt tiêu chuẩn 4E của Tổ chức Hàng không dân dụng thế giới và có thể tiếp nhận các loại máy bay lớn nhất thế giới. Cơ sở hạ tầng dịch vụ, thương mại, du lịch của thành phố ngày càng được đầu tư mạnh mẽ.

Theo ông Lê Anh Quân, Hải Phòng có Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải và 14 khu công nghiệp với các ưu đãi đầu tư vượt trội, đang tập trung xúc tiến và thu hút đầu tư theo hướng phát triển ba trụ cột kinh tế gồm: công nghiệp – công nghệ cao, cảng biển – logistics và du lịch – thương mại.

Đặc biệt, năm 2023, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050, và Quy hoạch thành phố Hải Phòng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, quy hoạch đưa ra 6 quan điểm phát triển, trong đó, thành phố tập trung phát triển một số lĩnh vực khoa học, công nghệ hiện đại, nhất là lĩnh vực kinh tế biển để Hải Phòng thực sự đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của cả nước, sớm trở thành thành phố có công nghiệp, dịch vụ hiện đại và nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, xanh, tuần hoàn, gắn với chuyển đổi số, trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế.

Đồng thời, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại, trước hết là ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông kết nối thông suốt cảng biển với các các vùng nội địa, làm cơ sở cho việc phát triển mạnh dịch vụ logistics và hạ tầng phát triển kinh tế số, xã hội số, chính quyền số. Hải Phòng cũng đang nghiên cứu cứu thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng bảo đảm cân đối, hài hoà giữa lợi ích kinh tế và yêu cầu xanh, bền vững.

Tin mới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang trang bị thêm các phụ kiện công nghệ cao như một hướng đi mới cho xe của họ nhằm thu hút khách hàng. Các nhà điều hành và chuyên gia ô tô cho biết khách hàng Trung Quốc muốn ô tô của họ phải ngày càng "thông minh hơn".
Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.