Vì sao Lạng Sơn dừng xây dựng Đề án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp?

Châu Anh
Theo Sở Công thương Lạng Sơn, nguyên nhân của việc dừng đề án này, là do chưa đảm bảo các điều kiện cần thiết và không phù hợp với tình hình thực tế tại thời điểm hiện nay...
Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn
Thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn

Ngày 19/4, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ra văn bản về việc dừng xây dựng Đề án phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Văn bản nêu rõ, việc dừng đề án này, là do chưa đảm bảo các điều kiện cần thiết và không phù hợp với tình hình thực tế tại thời điểm hiện nay.

Sở Công Thương Lạng Sơn có nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu UBND tỉnh thực hiện các nội dung liên quan thuộc lĩnh vực công nghiệp của ngành Công thương sau khi Quy hoạch tỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt. 

Được biết, Đề án “Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” đặt ra mục tiêu phát triển công nghiệp phải gắn với đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, thúc đẩy tăng trưởng dịch vụ và nông nghiệp, khu vực kinh tế tư nhân, khởi nghiệp sáng tạo, tạo ra nhiều sản phẩm có thương hiệu từ nguồn nguyên liệu địa phương; giải quyết nhiều việc làm tại chỗ cho người lao động.

Về mục tiêu, phấn đấu đến năm 2025, công nghiệp phát triển với cơ cấu hợp lý theo ngành và không gian; phấn đấu đến năm 2030, Lạng Sơn cơ bản trở thành tỉnh phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, với các ngành chủ đạo: công nghiệp chế biến chế tạo; công nghiệp điện tử viễn thông; năng lượng tái tạo, trong đó ưu tiên phát triển sản xuất điện gió, phấn đấu trở thành trung tâm điện gió của khu vực trung du và miền núi phía Bắc.

Mặc dù dừng đề án nêu trên nhưng Lạng Sơn thực hiện theo Nghị quyết số 45/NQ-TU ngày 01/9/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025.

Đại diện Sở Công thương Lạng Sơn cho biết, sau gần 2 năm triển khai thực hiện nghị quyết, việc thu hút các nhà đầu tư và thực hiện các thủ tục đầu tư đã được triển khai khá đồng bộ; công tác quy hoạch cụm công nghiệp đã được chú trọng thực hiện hoàn thành tích hợp vào quy hoạch tỉnh; bổ sung quy hoạch kịp thời 6 cụm công nghiệp triển khai thực hiện; hiện toàn tỉnh có 15 cụm công nghiệp đủ điều kiện về quy hoạch để triển khai thực hiện.

Trong đó, có 3 cụm công nghiệp đủ điều kiện triển khai gồm: cụm công nghiệp địa phương số 2, huyện Cao Lộc; cụm công nghiệp Hợp Thành 1, huyện Cao Lộc; cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, huyện Bắc Sơn.

Có 8 cụm công nghiệp đã phù hợp với các quy hoạch liên quan, đủ điều kiện thành lập, đã và đang thực hiện các thủ tục thành lập cụm công nghiệp. Tuy nhiên, còn 4 cụm công nghiệp có trong Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp, chưa phù hợp với các quy định liên quan và đã có nhà đầu tư quan tâm.

Đối với các cụm công nghiệp đã được thành lập hiện đã có 11 doanh nghiệp đang hoạt động; các cơ quan liên quan đang tiếp tục tiến hành thẩm định và thực hiện các thủ tục quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, thành lập cụm công nghiệp.

Tuy nhiên, việc thành lập cụm công nghiệp, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp còn chậm, việc tham mưu thực hiện còn lúng túng, còn đang gặp một số khó khăn, vướng mắc, hạn chế.

Vì vậy, chính quyền tỉnh Lạng Sơn đang tăng cường tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để đảm bảo đạt mục tiêu đến năm 2025 đưa vào hoạt động từ 3 - 4 cụm công nghiệp và phấn đấu đến năm 2030, mỗi huyện đầu tư được ít nhất một cụm công nghiệp tỷ lệ lấp đầy cơ bản đạt trên 50%.

Tin mới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang trang bị thêm các phụ kiện công nghệ cao như một hướng đi mới cho xe của họ nhằm thu hút khách hàng. Các nhà điều hành và chuyên gia ô tô cho biết khách hàng Trung Quốc muốn ô tô của họ phải ngày càng "thông minh hơn".
Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.