Việt Nam chi hơn 1 tỷ USD nhập ôtô Trung Quốc năm qua

Đức Thọ
Thế mạnh của ôtô nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn là các loại xe tải và xe chuyên dụng
Có thể thấy, mặc dù số lượng không chênh nhau nhiều song khi xét về giá trị, ôtô nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn là số một khi vượt rất xa so với ôtô từ các nước tiếp theo. <br>
Có thể thấy, mặc dù số lượng không chênh nhau nhiều song khi xét về giá trị, ôtô nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn là số một khi vượt rất xa so với ôtô từ các nước tiếp theo. <br>
Theo số liệu vừa được Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính) cập nhật, Việt Nam đã nhập khẩu tổng cộng 26.742 ôtô nguyên chiếc từ Trung Quốc trong năm vừa qua, đạt giá trị kim ngạch 1,046 tỷ USD.

Đứng thứ 2 là Hàn Quốc với mức kim ngạch 26.589 chiếc về lượng và gần 613 triệu USD. Nếu xét riêng về số lượng thì Ấn Độ là cái tên gây bất ngờ khi đứng thứ 3 với 25.146 chiếc, đạt giá trị kim ngạch 128,5 triệu USD. Nếu xét theo giá trị kim ngạch thì vị trí thứ 3 thuộc về Thái Lan với 440,5 triệu USD, tương ứng số lượng xe 25.136 chiếc.

So với năm 2014, kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ đa số các nước đều tăng gấp đôi hoặc thậm chí nhiều hơn xét cả về lượng lẫn giá trị.

Đơn cử, kim ngạch nhập khẩu ôtô từ Trung Quốc năm 2014 chỉ đạt 13.735 chiếc và 534,6 triệu USD; từ Hàn Quốc đạt 16.794 chiếc và 316,5 triệu USD; từ Ấn Độ đạt 13.299 chiếc và 64,1 triệu USD; từ Thái Lan đạt 14.416 chiếc và 242,9 triệu USD; từ Indonesia đạt 1.686 chiếc và 16,9 triệu USD.

Một số trường hợp có mức kim ngạch tăng không đáng kể là Nhật Bản và Đức.

Riêng trường hợp Canada gây bất ngờ nhất khi thậm chí bị sụt giảm so với năm liền trước. Cụ thể, lượng xe nhập khẩu từ quốc gia này trong năm 2015 đạt 92 chiếc, tương ứng mức giá trị kim ngạch 2,7 triệu USD, thấp hơn rất nhiều so với con số 176 chiếc về lượng và 6 triệu USD về giá trị đạt được hồi 2014.

Có thể thấy, mặc dù số lượng không chênh nhau nhiều song khi xét về giá trị, ôtô nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn là số một khi vượt rất xa so với ôtô từ các nước tiếp theo.

Do vậy, việc Trung Quốc bị đánh bật khỏi ngôi đầu bảng sẽ khó xảy ra trong một sớm một chiều. Điều này có được từ thế mạnh của quốc gia láng giềng này về các loại xe tải và xe chuyên dụng.

Trong khi đó, đà thăng tiến mạnh mẽ của Ấn Độ cho thấy xu hướng về các loại xe giá thấp đang ngày càng trở nên rõ ràng.

Song đáng chú ý nhất vẫn là ôtô có xuất xứ từ các nước khu vực Đông Nam Á như Thái Lan và Indonesia. Với lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu theo nội dung Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA), chỉ còn chưa đầy 2 năm nữa, thuế suất thuế nhập khẩu từ khu vực này sẽ về 0% và vì thế, các doanh nghiệp đang trong quá trình tăng cường nhập khẩu từ các quốc gia này nhằm nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.

Khi ôtô nhập khẩu từ Đông Nam Á liên tục tăng mạnh cũng đồng nghĩa ôtô nhập khẩu từ một số nước truyền thống như Nhật Bản, Mỹ hay thậm chí là Hàn Quốc sẽ tăng chậm, chững lại hoặc thậm chí giảm đi.

Việc kim ngạch nhập khẩu ôtô từ 11/12 quốc gia và vùng lãnh thổ có xuất khẩu mặt hàng này vào Việt Nam tăng mạnh mẽ là sự sôi động của thị trường ôtô Việt Nam trong năm 2015, nhất là thị trường xe nhập khẩu nguyên chiếc.

Theo đánh giá, với những điều chỉnh liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt, nhiều khả năng thị trường ôtô Việt Nam năm 2016 sẽ giảm nhiệt đáng kể. Và vì vậy, kim ngạch nhập khẩu ôtô nguyên chiếc cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Các nước/vùng lãnh thổ xuất khẩu ôtô vào Việt Nam
SttNước20152014
Lượng
Giá trị
Lượng
Giá trị
1Trung Quốc
26.742
1.046,713.735534,6
2Hàn Quốc26.589612,716.794316,5
3Ấn Độ25.146128,513.29964,1
4Thái Lan25.136440,514.416242,9
5Nhật Bản6.150256,34.362144,2
6Indonesia3.454
35,31.68616,9
7Mỹ3.304127,71.69965,9
8Đức2.50487,22.24083,3
9Anh1.27451,671925,3
10Pháp64910,41969,4
11Nga52723,11237,3
12Canada
92
2,6176
6,0
Đơn vị tính: chiếc/triệu USD (Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Tin mới

Hành trình tìm lại vị thế của dòng xe sedan tại Việt Nam

Hành trình tìm lại vị thế của dòng xe sedan tại Việt Nam

Từng là biểu tượng của ngành công nghiệp ô tô thế giới, những năm gần đây, vị thế của dòng xe sedan đang bị thử thách bởi sự tăng trưởng mạnh của dòng xe SUV, MPV. Tại Việt Nam, doanh số sedan liên tục sụt giảm, khiến cuộc cạnh tranh trong từng phân khúc ngày càng trở nên khốc liệt hơn.