Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nhất của các nhà đầu tư bán dẫn Hoa Kỳ

Vũ Khuê
Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ khẳng định: "Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nhất của các nhà đầu tư Hoa Kỳ trong lĩnh vực bán dẫn và đóng vai trò đối tác chiến lược trong cung cấp nguồn nhân lực"...
Việt Nam hiện có khoảng 6.000 kỹ sư làm việc trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn.
Việt Nam hiện có khoảng 6.000 kỹ sư làm việc trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn.

Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng WTO lần thứ 13 tại UAE, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã có buổi làm việc với ông John Neuffer, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ (SIA) để trao đổi về hợp tác trong lĩnh vực bán dẫn.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định đây là lĩnh vực Việt Nam rất quan tâm và mong muốn tăng cường làm việc với các Hiệp hội, doanh nghiệp để trao đổi thông tin và kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Với mục tiêu là tham gia sâu vào chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu, Việt Nam mong muốn SIA hỗ trợ, giúp Việt Nam hỗ trợ kết nối thị trường, công nghệ, nguồn lực tài chính và sớm có các dự án hợp tác cụ thể với các doanh nghiệp Hoa Kỳ để thông qua đó có cơ sở xem xét cơ chế, chính sách phù hợp thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn phát triển.

Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ được thành lập năm 1977, là hiệp hội đại diện cho ngành công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ, một trong những ngành xuất khẩu hàng đầu của Hoa Kỳ và là động lực chính cho sức mạnh kinh tế, an ninh quốc gia và khả năng cạnh tranh toàn cầu của Hoa Kỳ.

Đến nay, SIA quy tụ mạng lưới các doanh nghiệp thành viên chiếm tới 99% doanh thu ngành bán dẫn Hoa Kỳ. Trong đó 2/3 là các doanh nghiệp bán dẫn nước ngoài. SIA đã có tiếng nói tích cực để phía Hoa Kỳ thúc đẩy hợp tác phát triển hệ sinh thái bán dẫn tại Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Đoàn Việt Nam làm việc với ông John Neuffer, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Đoàn Việt Nam làm việc với ông John Neuffer, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ.

Việt Nam hiện có khoảng 6.000 kỹ sư làm việc trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn, làm việc cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Việt Nam đặt mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư chất lượng cao từ nay tới năm 2030, trong đó ưu tiên đào tạo các kỹ sư thiết kế vi mạch bán dẫn.

Trước đó, vào ngày 7/12/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông John Neffeur, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ (SIA), và các lãnh đạo các doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu Hoa Kỳ, như Intel, Qualcom, Ampere, ARM… sang thăm và làm việc tại Việt Nam.

Thủ tướng đề nghị SIA thúc đẩy phía Mỹ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam và bãi bỏ những kiểm soát không cần thiết trong chuyển giao công nghệ.

Cũng như đẩy mạnh hợp tác chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, sản xuất, hợp tác đào tạo nhân lực, xây dựng các phòng thí nghiệm, hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu của Hoa Kỳ, hợp tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách để phát triển bền vững lĩnh vực bán dẫn.

Chủ tịch SIA cho biết Hoa Kỳ đang có cơn khát nhân lực chất bán dẫn. Ngay từ trong đại dịch Covid-19, nguồn nhân lực Việt Nam đã là nguồn bù đắp quan trọng cho sự thiếu hụt này.

Ông John Neuffer khẳng định Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nhất của các nhà đầu tư Hoa Kỳ trong lĩnh vực bán dẫn và có thể đóng vai trò đối tác chiến lược trong cung cấp nguồn nhân lực.

Trước đó, tại cuộc làm việc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với Chủ tịch SIA và các lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp bán dẫn của Hoa Kỳ tại Thủ đô Washington DC vào tháng 9/2023, hai bên đã thống nhất thúc đẩy các đoàn doanh nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ thăm, tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Việt Nam và hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp hai nước.

Chủ tịch SIA John Neffeur đã có 2 chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam vào tháng 1 và tháng 10/2023 nhân dịp Triển lãm quốc tế Đổi mới sáng tạo Việt Nam và lễ khánh thành cơ sở Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Tin mới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang trang bị thêm các phụ kiện công nghệ cao như một hướng đi mới cho xe của họ nhằm thu hút khách hàng. Các nhà điều hành và chuyên gia ô tô cho biết khách hàng Trung Quốc muốn ô tô của họ phải ngày càng "thông minh hơn".
Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.