Vốn nội vẫn miệt mài mua ròng 6.500 tỷ trong tháng 4

Tuệ Lâm
Nhà đầu tư cá nhân mua ròng 4.134,8 đồng, trong đó họ mua ròng 6500.9 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 9/18 ngành, chủ yếu là ngành Bất động sản...
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

VN-Index đóng cửa tháng 4/2024 tại 1.209,52 điểm, giảm 74,57 điểm tương đương giảm 5,81% so với cuối tháng 3/2024, với thanh khoản giảm mạnh.

Tổng giá trị giao dịch bình quân phiên trên 3 sàn trong tháng 4 đạt 24.405 tỷ đồng. Tính riêng khớp lệnh, giá trị giao dịch bình quân phiên ở mức 24.405 tỷ đồng, giảm 18% so với tháng trước nhưng vẫn tăng 11,3% so với mức bình quân 3 tháng đầu năm.

Xét theo khung thời gian tháng, tỷ trọng phân bổ dòng tiền duy trì hồi phục từ đáy ở Bất động sản; chạm đỉnh ở Dầu khí, Bán lẻ, Công nghệ Thông tin, Hàng không, Viễn thông; giảm về đáy ở Thép, Xây dựng, Vật liệu xây dựng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, Cá nhân tiếp tục là bên mua ròng duy nhất, duy trì mua ròng Ngân hàng, Bất động sản và Thực phẩm.

Nhóm vốn hóa lớn VN30 tăng hấp dẫn dòng tiền trong khi tỷ trọng phân bổ dòng tiền giảm ở nhóm vốn hóa vừa VNMID và nhỏ VNSML.

Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 5.990,7 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 4979,8 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Bán lẻ, Xây dựng và Vật liệu. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: MWG, HPG, KDH, NLG, DPG, VND, DXG, TCB, GMD, VPB. 

Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Bất động sản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VHM, MSN, FUEVFVND, VNM, VRE, VCI, SHB, STB, HDB.

Nhà đầu tư cá nhân mua ròng 4.134,8 đồng, trong đó họ mua ròng 6500.9 tỷ đồng. Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 9/18 ngành, chủ yếu là ngành Bất động sản. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: VHM, STB, MSN, FPT, VRE, VIC, VNM, SHB, LPB, VCI.

Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 9/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Bán lẻ, Tài nguyên Cơ bản. Top bán ròng có: MWG, HPG, KDH, PC1, NLG, HCM, DXG, TCB, DPG.

Vốn nội vẫn miệt mài mua ròng 6.500 tỷ trong tháng 4 - Ảnh 1

Nhà đầu tư tổ chức trong nước bán ròng 22,6 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ bán ròng 316.2 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 8/18 ngành , giá trị lớn nhất là nhóm Ngân hàng Top bán ròng có STB, FUEVFVND, E1VFVN30, CMG, GVR, MSB, HPX, FPT, POW, VIB.

Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Hàng cá nhân & Gia dụng. Top mua ròng có PNJ, KDH, TCB, HPG, HCM, EVF, KBC, GMD, MWG, HAH.

Tự doanh mua ròng 1.878,4 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ bán ròng 1204.9 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 9/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Dịch vụ tài chính, Xây dựng và Vật liệu. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm FUEVFVND, PC1, E1VFVN30, GEX, BID, SSI, HPG, NLG, PVD, HSG.

Top bán ròng là nhóm Ngân hàng. Top cổ phiếu được bán ròng gồm STB, FPT, MWG, VPB, VIX, TCB, ACB, MSN, GMD, PNJ.

Xét theo khung thời gian tháng, tỷ trọng phân bổ dòng tiền duy trì hồi phục từ đáy ở Bất động sản; chạm đỉnh ở Dầu khí, Bán lẻ, Công nghệ Thông tin, Hàng không, Viễn thông; giảm về đáy ở Thép, Xây dựng, Vật liệu xây dựng.

Xét theo quy mô vốn hóa, tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng lên ở nhóm vốn hóa lớn, đạt 42,5% trong tháng 4 (vs. 38,9% của tháng 3). Ngược lại, tỷ trọng phân bổ dòng tiền giảm về mức 42,6% ở nhóm vốn hóa vừa VNMID và 8,5% ở nhóm vốn hóa nhỏ VNSML.

Xét theo quy mô dòng tiền, giá trị giao dịch bình quân phiên giảm 1.186 tỷ đồng (-11,4%) ở nhóm vốn hóa lớn, -3.462 tỷ đồng (-27,3%) ở nhóm VNMID và -603 tỷ đồng (-24,7%) ở nhóm VNSML.

Về biến động giá, chỉ số VNSML và VNMID chịu áp lực điều chỉnh mạnh, giảm lần lượt -8,61% và -6,72% trong khi đó chỉ số của nhóm vốn hóa lớn VN30 giảm -4,35%, ít hơn so với mức giảm chung (-5,81%).

Tin mới

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Giám đốc điều hành Koji Sato đã kết thúc năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Toyota Motor Corp. bằng cách phá vỡ kỷ lục thu nhập của công ty khi đạt được những đỉnh cao mới về lợi nhuận, doanh thu và sản lượng. Nhưng ông Sato cũng cảnh báo rằng tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ hạ nhiệt, các ưu đãi của Mỹ có thể sẽ tăng lên và lợi nhuận có thể giảm nhẹ.
#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

Từng mắc phải sai lầm lớn cách đây gần 20 năm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách gỡ gạc và gia tăng độ phủ thương hiệu của mình tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam luôn là một thách thức với các thương hiệu xe Trung Quốc. Lý do nào cho thực trạng này? Và các nhà sản xuất ô tô quốc gia 1,4 tỷ dân này đang áp dụng những chiến lược mới gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.