Vụ xe Toyota bị lỗi: Cục Đăng kiểm vào cuộc

Tiểu Bảo
Việc liên doanh Toyota Việt Nam thừa nhận nhiều xe Innova do đơn vị này lắp ráp bị lỗi đã và đang gây xôn xao dư luận
Trong đầu tuần này, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ có buổi làm việc với TMV - Ảnh: Bobi.
Trong đầu tuần này, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ có buổi làm việc với TMV - Ảnh: Bobi.
Việc liên doanh Toyota Việt Nam thừa nhận nhiều xe Innova do đơn vị này lắp ráp bị lỗi đã và đang gây xôn xao dư luận. Nhiều ý kiến tỏ ra lo ngại về chất lượng của những chiếc xe đang lưu hành tại Việt Nam và đặt dấu hỏi về trách nhiệm của nhà sản xuất cũng như cơ quan chức năng trong trường hợp này.

Ngay sau khi thông tin vụ việc kỹ sư Lê Văn Tạch tố cáo Toyota Việt Nam (TMV) làm ngơ với các lỗi trên sản phẩm do liên doanh này lắp ráp và phúc đáp của TMV trước công chúng về sự việc trên, Cục phó Cục Đăng kiểm Việt Nam - ông Đỗ Hữu Đức - cũng đã chính thức lên tiếng.

Để giúp độc giả có những góc nhìn đa chiều về vụ việc này, VnEconomy gửi tới bạn đọc nguyên văn nội dung trả lời về trách nhiệm và ý kiến của Cục Đăng kiểm Việt Nam đối với lô xe gặp lỗi của TMV.

Cụ thể:  
 
- Kiểu loại xe ôtô Innova và Fortuner do TMV lắp ráp đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra theo các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và cấp giấy chứng nhận  theo Quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất lắp ráp xe cơ giới được ban hành kèm theo Quyết định số 34/2005/QĐ-BGTVT ngày 21/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. Đối với các xe sản xuất lắp ráp hàng loạt tiếp theo, TMV có trách nhiệm tự kiểm tra và phải duy trì các chỉ tiêu chất lượng như đã công bố.

- Ngay sau khi nhận được văn bản và các tài liệu liên quan đến một số lỗi kỹ thuật của các kiểu loại xe ô tô Innova và Fortuner do TMV lắp ráp, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã giao cho bộ phận kỹ thuật nghiên cứu một cách kỹ lưỡng các tài liệu này và có văn bản gửi TMV yêu cầu TMV cử người làm việc và cung cấp tài liệu có liên quan đến các lỗi kỹ thuật. Trong đầu tuần này, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ có buổi làm việc với TMV. Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ tiến hành xem xét, đánh giá vấn đề này một cách thận trọng, khách quan để đảm bảo đầy đủ các quyền lợi và an toàn cho người tiêu dùng.

- Tùy theo mức độ và yêu cầu cụ thể, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ lựa chọn cách thức kiểm tra phù hợp, trong trường hợp cần thiết có thể yêu cầu thêm một số chuyên gia chuyên ngành ôtô tham gia việc kiểm tra.

- Về nguyên tắc thì tất cả các lỗi có nguy cơ gây mất an toàn cho người sử dụng thì đều phải triệu hồi và khắc phục. Theo thông lệ thì việc triệu hồi xe để khắc phục lỗi sẽ do nhà sản xuất tiến hành thực hiện và có báo cáo cụ thể đến cơ quan quản lý về nội dung, phương thức, tiến độ...

- Đối với các sản phẩm hàng hóa sản xuất hàng loạt như đồ điện tử, dầy dép, quần áo, ôtô, xe máy... việc đôi khi có một vài lô sản phẩm có lỗi kỹ thuật là một điều không thể tránh khỏi vì vậy ở trên thế giới việc triệu hồi sản phẩm có lỗi để sửa chữa là một động thái hết sức bình thường. Vấn đề chính ở đây là các giải quyết và ứng xử của các nhà cung cấp ra các loại hàng hóa, dịch vụ này ra sao để người tiêu dùng không quay lưng lại với sản phẩm của mình.

Hiện sự việc vẫn chưa đi đến hồi kết, VnEconomy sẽ tiếp tục cập nhật các vấn đề liên quan tới độc giả.

Tin mới

Ô tô nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Ô tô nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 3 (1-15/3) cả nước đã nhập khẩu 9.371 ô tô nguyên chiếc, kim ngạch đạt 179,36 triệu USD. Đây có thể coi là tín hiệu tích cực tiếp theo tháng 2 đã có nhiều khởi sắc.
Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tỷ phú Elon Musk đã giúp hình thành ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc. Nhưng hiện nay ông đang phải đối mặt với những thách thức cũng như sự giám sát của phương Tây khi sự phụ thuộc quá lớn vào đất nước tỷ dân này.