Xăng dầu đồng loạt tăng giá mạnh, xăng RON95-III vượt mốc 26.000 đồng/lít 

Mạnh Đức
Xăng E5RON92 không cao hơn 25.532 đồng/lít, tăng 961 đồng/lít; xăng RON95-III không cao hơn 26.287 đồng/lít, tăng 965 đồng/lít; các loại dầu cũng có mức tăng từ 273 đồng/lít – 936 đồng/lít. Đây là lần thứ 5 liên tiếp, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng ở mức rất cao…
Giá xăng dầu trên thị trường tăng mạnh trong kỳ điều chỉnh ngày 21/02/2022.
Giá xăng dầu trên thị trường tăng mạnh trong kỳ điều chỉnh ngày 21/02/2022.

Chiều ngày 21/02/2022, Liên Bộ Công Thương – Tài chính công bố điều chỉnh giá xăng dầu theo chu kỳ 10 ngày/lần.

Trong kỳ điều chỉnh này, Liên Bộ quyết định không thực hiện trích lập Quỹ Bình ổn giá đối với xăng E5RON92, xăng RON95, dầu diesel, dầu hỏa, giữ nguyên mức trích lập đối với dầu mazut ở mức 300 đồng/kg như kỳ điều hành ngày 11/02/2022.

Đồng thời chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá đối với xăng E5RON92 ở mức 250 đồng/lít (kỳ trước là 200 đồng/lít), xăng RON95 ở mức 100 đồng/lít (kỳ trước không chi), dầu diesel ở mức 300 đồng/lít, dầu hỏa và dầu mazut không chi.

Sau khi thực hiện điều chỉnh mức trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường như sau:

Xăng E5RON92 không cao hơn 25.532 đồng/lít (tăng 961 đồng/lít so với giá hiện hành) nếu không chi quỹ BOG ở mức 250 đồng/lít thì giá bán sẽ tăng 1.211 đồng/lít và giá bán sẽ là 25.782 đồng/lít.

Xăng RON95-III không cao hơn 26.287 đồng/lít (tăng 965 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành) nếu không chi quỹ BOG ở mức 100 đồng/lít thì giá bán sẽ tăng 1.065 đồng/lít và giá bán sẽ là 26.387 đồng/lít.

Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 20.801 đồng/lít (tăng 936 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành) nếu không chi quỹ BOG ở mức 300 đồng/lít thì giá bán sẽ tăng 1.236 đồng/lít và giá bán sẽ là 21.101 đồng/lít.

Dầu hỏa không cao hơn 19.509 đồng/lít (tăng 758 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành).

Dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 17.932 đồng/kg (tăng 273 đồng/kg so với giá bán hiện hành).

Biến động giá bán lẻ xăng dầu trong nước.
Biến động giá bán lẻ xăng dầu trong nước.

Theo Liên Bộ, thị trường xăng dầu thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt trước căng thẳng chính trị giữa Nga và Ucraine, trong khi dự trữ xăng dầu tại nhiều nước giảm và nhu cầu xăng dầu tăng khi các nước triển khai các biện pháp phục hồi kinh tế.

Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 11/02/2022 và kỳ điều hành ngày 21/02/2022 là: 108,262 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92 (tăng 5,842 USD/thùng, tương đương tăng 5,70% so với kỳ trước); 110,648 USD/thùng xăng RON95 (tăng 6,044 USD/thùng, tương đương tăng 5,78% so với kỳ trước); 109,683 USD/thùng dầu diesel 0.05S (tăng 4,853 USD/thùng, tương đương tăng 4,62% so với kỳ trước); 105,680 USD/thùng dầu hỏa (tăng 3,743 USD/thùng, tương đương tăng 3,67% so với kỳ trước); 519,392 USD/tấn dầu mazut 180CST 3.5S (tăng 8,360 USD/tấn, tương đương tăng 1,63% so với kỳ trước).

Biến động giá thành phẩm xăng dầu trên thị trường thế giới.
Biến động giá thành phẩm xăng dầu trên thị trường thế giới.

Nhằm hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và sinh hoạt của người dân, hạn chế mức tăng giá xăng dầu, trong các kỳ điều hành gần đây, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã thực hiện chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá cho các mặt hàng xăng và dầu với mức chi từ 200- 400 đồng/lít. 

Trong kỳ điều hành lần này, trước diễn biến tăng giá liên tục của các mặt hàng xăng dầu thành phẩm trên thị trường thế giới, Liên Bộ Công Thương - Tài Chính quyết định thực hiện trích lập và sử dụng Quỹ Bình ổn giá đối với các mặt hàng xăng dầu một cách hợp lý để bảo đảm giá xăng dầu trong nước bám sát diễn biến của giá xăng dầu thế giới, góp phần bảo đảm thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và bình ổn thị trường ngay từ đầu năm 2022; hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong quá trình phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Đồng thời, tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5RON92 và xăng khoáng RON95 ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng xăng sinh học nhằm bảo vệ môi trường theo chủ trương của Chính phủ; hỗ trợ việc duy trì nguồn cung xăng dầu từ các nguồn (kể cả nhập khẩu) cho thị trường và bảo đảm duy trì công cụ Quỹ Bình ổn giá ở mức phù hợp để có dư địa điều hành giá xăng dầu trong thời gian tới.

Tin mới

Cơ hội và thách thức của VinFast tại thị trường Đông Nam Á

Cơ hội và thách thức của VinFast tại thị trường Đông Nam Á

Tham gia Triển lãm Ô tô Quốc tế Bangkok (BIMS) 2024 tại Thái Lan là bước đi quan trọng của VinFast trong chiến lược mở rộng thị trường tại Đông Nam Á. Một số chuyên gia nhận định đây là thị trường ô tô đầy tiềm năng trong tương lai, cơ hội có nhiều nhưng thách thức cũng không ít.
Ô tô nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Ô tô nhập khẩu có dấu hiệu khởi sắc trở lại

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 3 (1-15/3) cả nước đã nhập khẩu 9.371 ô tô nguyên chiếc, kim ngạch đạt 179,36 triệu USD. Đây có thể coi là tín hiệu tích cực tiếp theo tháng 2 đã có nhiều khởi sắc.
Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tỷ phú Elon Musk đã giúp hình thành ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc. Nhưng hiện nay ông đang phải đối mặt với những thách thức cũng như sự giám sát của phương Tây khi sự phụ thuộc quá lớn vào đất nước tỷ dân này.