Xây dựng chính quyền đô thị: TP.HCM đề xuất cơ chế đặc thù

Mộc Minh
Nhiều vấn đề liên quan đến việc xây dựng chính quyền đô thị tại TP.HCM, trong đó, có đề xuất cơ chế đặc thù để thành phố phát triển mạnh mẽ hơn...

TP.HCM là đô thị đông dân nhất nước, có nhiều điều kiện thuận lợi nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức, áp lực tăng dân số cơ học ngày càng nhanh với quy mô lớn, khối lượng công việc càng nhiều.

Tại hội thảo “TP.HCM: Xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư”, tổ chức chiều 13/12/2021, ông Lê Hồng Sơn, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM cho biết, hiện trung bình 01 công chức phục vụ khoảng 690 người dân, nếu tính cả khách vãng lai thì số này lên tới 1.117 người dân. Cần một bộ máy chính quyền đô thị hiện đại, có khả năng lập kế hoạch, sử dụng các tài nguyên, phát triển các dịch vụ hạ tầng đồng bộ, hiệu quả cao.

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư, cần quan tâm đến chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức…

Bà Phạm Phương Thảo, nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM, cho rằng thành phố triển khai xây dựng chính quyền đô thị trong khi ngân sách đầu tư còn khó khăn, hạ tầng quá tải, giao thông chưa thông suốt. Ngay như việc chống dịch Covid-19 vừa qua, thành phố đã chi rất lớn, ảnh hưởng đến ngân sách đầu tư cho các việc khác.

 
Để TP.HCM xây dựng hiệu quả chính quyền đô thị cần có sự phân cấp, phân quyền và làm rõ trách nhiệm của người đứng đầu của các cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương; tăng quyền tự chủ cho địa phương, để vừa thực hiện xây dựng chính quyền đô thị và cải thiện môi trường đầu tư.
Bà Phạm Phương Thảo, nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM.

Đối với công tác cán bộ, theo bà Phạm Phương Thảo, số lượng cán bộ, công chức có giảm khi thực hiện chính quyền đô thị nhưng không nên giảm quá nhiều, phải tính trên cơ sở dân cư để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Cần tính đến biên chế công chức của phường, xã như thế nào cho hài hòa.

“Về tỷ lệ điều tiết ngân sách của TP.HCM, nên chăng Trung ương có tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TP.HCM cao hơn hoặc có con số ổn định tuyệt đối để TP.HCM chủ động nguồn lực đầu tư”, bà Thảo nói. 

Cùng quan điểm này, một số ý kiến cho rằng TP.HCM cần kiến nghị Chính phủ tăng tỷ lệ giữ lại cho đầu tư phát triển tại thành phố lên 33%.

Còn ông Ma Xuân Việt, Phó Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy TP.HCM nhận định, cốt lõi của chính quyền đô thị không chỉ ở những thay đổi trong tổ chức cấp chính quyền hay mô hình “thành phố trong thành phố”, quan trọng là cải cách thể chế liên quan đến quản lý phát triển đô thị.

Thực tế, văn bản quy phạm pháp luật hiện nay trên các lĩnh vực vẫn chưa thể đáp ứng yêu cầu hỗ trợ cần thiết cho tiến trình phát triển đô thị nước ta, trong khi xây dựng chính quyền đô thị cần sự dung hợp tinh thần cải cách đồng bộ, thống nhất…

“Một trong những nhiệm vụ sắp tới là TP.HCM cần tập trung xây dựng, đề xuất một số chính sách liên quan đến cơ chế khai thác nguồn lực từ đất; các mô hình phù hợp với đô thị thông minh; chế độ chính sách đối với đội ngũ nhân lực chất lượng cao…”, ông Việt nhấn mạnh.

Ngoài ra, các đại biểu cũng cho rằng thành phố cần tiếp tục cải thiện mạnh mẽ hơn về thủ tục, quy định hành chính để thu hút vốn FDI. Tăng chất lượng cơ sở hạ tầng, đơn giản hóa thủ tục thành lập doanh nghiệp, thủ tục hải quan nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực. Cùng với đó, đào tạo nguồn nhân lực lao động kỹ thuật trình độ cao.

Tin mới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang trang bị thêm các phụ kiện công nghệ cao như một hướng đi mới cho xe của họ nhằm thu hút khách hàng. Các nhà điều hành và chuyên gia ô tô cho biết khách hàng Trung Quốc muốn ô tô của họ phải ngày càng "thông minh hơn".
Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.