Xe điện do Trung Quốc sản xuất chiếm 18% doanh số bán ô tô điện tại Liên minh châu Âu năm 2025

Hoàng Lâm
Có một sự phân biệt đối với việc mua xe do Trung Quốc sản xuất ở Mỹ. Mặc dù xe hơi Nhật Bản, Đức và Hàn Quốc bán ở đó hàng triệu chiếc, nhưng Mỹ là một trong số ít những nơi trên thế giới mà ô tô Trung Quốc vẫn chưa trở nên phổ biến. Nhưng khái niệm này khác xa với tình hình ở khắp châu Âu. Ở đó, những người mua ô tô lại có một xu hướng rất khác.

Một xu hướng “rất khác”

Xe điện do Trung Quốc sản xuất chiếm 18% doanh số bán ô tô điện tại Liên minh châu Âu năm 2025 - Ảnh 1

 

Lần đầu tiên xe EV chạy pin tại Thị trường Châu Âu đạt doanh số hai triệu chiếc trong quý 3 năm 2022, tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng không hoàn toàn là các nhà sản xuất châu Âu và Nhật Bản hoàn thành các đơn đặt hàng này như người ta vẫn nghĩ. Thay vào đó, ô tô Trung Quốc cũng đóng một vai trò quan trọng.

Thông qua quan hệ đối tác với các thương hiệu danh tiếng như Volvo, Công ty Geely của Trung Quốc đã cho phép tiếp cận các thị trường phương Tây theo những cách mà ít nhà sản xuất ô tô Trung Quốc có thể đạt được.

Thông qua một cách tiếp cận được cho là đáng tin cậy và được tôn trọng, thật dễ dàng để người dùng “quên luôn” những chiếc xe Polestar 1 đến 6 được sản xuất tại Trung Quốc mà không phải Thụy Điển. Sự hợp tác sâu rộng hơn nữa giữa các công ty Nhà nước Trung Quốc và các tên tuổi lâu đời ở châu Âu như MG đã thúc đẩy thêm ảnh hưởng của các công ty Trung Quốc trên đất châu Âu. Dự kiến sẽ có khoảng 800.000 xe điện chạy bằng pin và xe hybrid có thể sẽ rời các nhà máy Trung Quốc tới các thành phố châu Âu vào năm 2025.

Các công ty xe điện Trung Quốc đang thâm nhập vào Châu Âu mạnh mẽ

 

Xe điện của nhà sản xuất ô tô Trung Quốc XPENG được trưng bày tại triển lãm ở Stockholm, Thụy Điển vào tháng Tư. Ảnh: Tân Hoa xã.
Xe điện của nhà sản xuất ô tô Trung Quốc XPENG được trưng bày tại triển lãm ở Stockholm, Thụy Điển vào tháng Tư. Ảnh: Tân Hoa xã.

Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang cố gắng tạo ra ảnh hưởng ở châu Âu, nơi sản sinh ra các phương tiện hiện đại, khi ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang chuyển hướng sang điện.

Great Wall Motors, nhà sản xuất xe bán tải và xe thể thao đa dụng lớn nhất Trung Quốc, đã giới thiệu ba mẫu ô tô điện và hai chiếc SUV plug-in hybrid vào thứ Hai tại triển lãm ô tô Paris cách đây chưa lâu.

Meng Xiangjun, Chủ tịch phụ trách các hoạt động tại châu Âu của hãng xe Trung Quốc, cho biết công ty này coi châu Âu là một trong những thị trường quan trọng nhất trong chiến lược "tiến ra toàn cầu". Hai trong số năm mẫu xe của hãng được tung ra thị trường tại sự kiện ở Paris: Sedan chạy điện Ora Funky Cat và SUV lai plug-in Wey Coffee 01, cả hai đều giành được vị trí hàng đầu trong chương trình đánh giá chất lượng ô tô mới của châu Âu. Các mẫu xe này sẽ ra mắt thị trường vào quý 4, bắt đầu tại các quốc gia bao gồm Đức và Anh.

BYD do Warren Buffet hậu thuẫn cũng đã trưng bày ba mẫu xe điện - Tang, Han và Atto 3 - tại cùng một sự kiện ô tô ở Paris, nơi một số đại diện mua xe từ Na Uy và Hà Lan được bàn giao chìa khoá ngay tại sự kiện.

Shu Youxing, giám đốc điều hành cấp cao của BYD Châu Âu cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng được cung cấp những mẫu xe mới nhất của mình cho khách hàng châu Âu. Chúng tôi muốn chung tay với các đại lý địa phương để thúc đẩy ước mơ không phát thải được chia sẻ”.

Atto 3 của BYD đã giành được nhiều đơn đặt hàng của các công ty lớn ở Châu Âu. Vào ngày 4 tháng 10, công ty cho thuê xe hơi Sixt có trụ sở tại Đức cho biết họ sẽ mua khoảng 100.000 chiếc Atto 3 từ BYD.

Một chiếc xe điện Geometry C của Geely được trưng bày trước lễ ký kết ở Budapest, Hungary, vào ngày 4 tháng 11 năm 2022. Ảnh: Tân Hoa xã.
Một chiếc xe điện Geometry C của Geely được trưng bày trước lễ ký kết ở Budapest, Hungary, vào ngày 4 tháng 11 năm 2022. Ảnh: Tân Hoa xã.

Trong bước đầu tiên, Sixt đang đặt hàng hàng nghìn chiếc, chiếc đầu tiên sẽ có mặt tại châu Âu vào quý 4 năm nay và số còn lại sẽ được giao dần vào năm 2028.

Vinzenz Pflanz, Giám đốc kinh doanh của Sixt, nói: "BYD là nhà sản xuất xe lớn nhất thế giới trong lĩnh vực di động điện tử. Thỏa thuận với BYD là một cột mốc quan trọng để thực hiện lời hứa của chúng tôi về việc đưa nhiều xe điện hơn đáng kể vào đường phố”.

Trong một báo cáo mới đây, Liên đoàn Giao thông và Môi trường châu Âu cho biết xe điện do Trung Quốc sản xuất chiếm 5% doanh số bán ô tô điện tại Liên minh châu Âu trong nửa đầu năm nay, dự kiến ​​con số này sẽ tăng lên 18% vào năm 2025.

Cui Dongshu, Tổng thư ký Hiệp hội Xe du lịch Trung Quốc, nói Trung Quốc đang chứng kiến ​​sự gia tăng xuất khẩu ô tô điện, do họ được chấp nhận ở thị trường nước ngoài vì lợi thế cạnh tranh, số lượng lựa chọn mẫu xe ngày càng tăng và mạng lưới dịch vụ được cải thiện.

Trong ba quý đầu năm, Trung Quốc đã xuất khẩu 389.000 NEV, gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Ba điểm đến hàng đầu của những phương tiện này là Bỉ, Anh và Thái Lan.

SAIC Motor, nhà sản xuất ô tô lớn nhất Trung Quốc, đã vận chuyển 10.000 chiếc MG 4 đến châu Âu vào tháng 9, đánh dấu lô hàng ô tô điện lớn nhất của nước này ra thị trường nước ngoài.

Trong quý IV, mẫu hatchback dự kiến ​​sẽ được bán tại khoảng 20 quốc gia trên lục địa đen. Đến năm 2023, nó sẽ có mặt ở khoảng 80 quốc gia trên thế giới.

SAIC cho biết mô hình này sẽ giúp họ phát triển ở châu Âu khi là thị trường nước ngoài đầu tiên, nơi doanh số hàng năm của họ có thể đạt 100.000 chiếc.

Xe điện do Trung Quốc sản xuất chiếm 18% doanh số bán ô tô điện tại Liên minh châu Âu năm 2025 - Ảnh 2

Maxus, một thương hiệu SAIC, đã ra mắt mẫu xe điện đa dụng MIFA9 và bán tải điện T90 EV vào tháng 9 tại IAA Transportation, một triển lãm xe thương mại ở Hannover, Đức. Nhà sản xuất ô tô có trụ sở tại Thượng Hải cho biết những mẫu xe này đã làm phong phú thêm dòng sản phẩm của hãng tại châu Âu và cho phép hãng khám phá các phân khúc mới.

Maxus cho hay doanh số bán xe điện của họ ở châu Âu hiện chiếm 17% tổng kim ngạch xuất khẩu và hơn 90% tổng doanh số bán hàng ở châu Âu là xe điện.

Hay SAIC đặt mục tiêu bán ít nhất 240.000 chiếc NEV hàng năm ở châu Âu vào năm 2025 như một phần trong mục tiêu cung cấp 1,5 triệu xe ra thị trường nước ngoài vào năm đó.

Tin mới

Vì sao Xiaomi quyết tâm nhảy vào thị trường xe điện?

Vì sao Xiaomi quyết tâm nhảy vào thị trường xe điện?

Xiaomi, một trong những nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới, đã nhảy vào thị trường xe điện, tung ra mẫu xe có giá chỉ bằng một nửa so với xe điện do Tesla của Mỹ và Porsche của Đức cung cấp, mặc dù mang lại hiệu suất tốt hơn các thương hiệu uy tín đó.
#Auto Hashtag: Bí ẩn đằng sau quyết định sa thải hàng loạt nhân sự của ông chủ Tesla

#Auto Hashtag: Bí ẩn đằng sau quyết định sa thải hàng loạt nhân sự của ông chủ Tesla

Một sự kiện gây xôn xao làng xe thế giới những ngày gần đây: Tỷ phú Elon Musk, ông chủ Tesla vừa quyết định sa thải 500 nhân sự ở mảng kinh doanh trạm sạc Supercharger. Lý do nào đi đến quyết định bất ngờ này? Elon Musk đang suy tính điều gì? Và việc kinh doanh dịch vụ trạm sạc có còn là “miếng bánh ngọt” dành cho các hãng ô tô trên thế giới cũng như tại Việt Nam hay không? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay!
Tháng 4, ô tô nhập khẩu về Việt Nam bất ngờ quay đầu lao dốc

Tháng 4, ô tô nhập khẩu về Việt Nam bất ngờ quay đầu lao dốc

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, lượng xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc trong tháng 4/2024 ước đạt 12.500 chiếc, giá trị 244 triệu USD. Trước đó, vào tháng 3, số lượng xe nhập khẩu là 15.860 chiếc có giá trị kim ngạch 330 triệu. Như vậy, so với tháng liền kề, ô tô nhập khẩu trong tháng 4/2024 giảm 21,2% về lượng và 26,1% về giá trị.