Xe du lịch kéo tụt sức mua ôtô

Đức Thọ
Tổng sản lượng bán hàng ôtô trên toàn thị trường tháng 9/2017 lại quay đầu sụt giảm so với tháng liền trước
Nhìn lại quãng thời gian gần đây, có thể hình dung rằng khả 
năng để thị trường hồi phục hoàn toàn sức mua trong giai đoạn 
còn lại của năm 2017 là không khả quan.
Nhìn lại quãng thời gian gần đây, có thể hình dung rằng khả năng để thị trường hồi phục hoàn toàn sức mua trong giai đoạn còn lại của năm 2017 là không khả quan.
Tưởng chừng cú tăng tốc hồi tháng 8 sẽ tiếp tục giúp thị trường ôtô Việt Nam giai đoạn cuối năm 2017 ấm lại. Thế nhưng, sang đến tháng 9, tổng sức mua lại quay trở về trạng thái nguội lạnh.

Báo cáo của Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho biết, trong tháng 9/2017, tổng sản lượng bán hàng trên toàn thị trường chỉ đạt 21.216 chiếc, giảm 4% so với tháng liền trước. Cú tụt dốc này cũng đồng thời khiến sức mua ôtô tháng 9 năm nay thấp hơn đến 20% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý là sự sụt giảm của thị trường ôtô tháng 9 chủ yếu chịu ảnh hưởng từ phân khúc xe du lịch. Đây cũng chính là nhóm mặt hàng đã từ khá lâu bị đẩy vào tình thế giằng co giữa nhu cầu mua sắm với tâm lý chờ đợi đến năm 2018 của nhiều người tiêu dùng. Tâm lý chờ đợi vào một kịch bản giảm giá dù chưa thực sự rõ ràng đã khiến tổng sức mua ôtô trên toàn thị trường kể từ đầu năm đến nay liên tục trồi sụt.

Bằng chứng là trong 3 phân khúc sản phẩm thì chỉ có duy nhất phân khúc xe du lịch “rơi” mất 7% so với tháng liền trước, đạt 11.637 chiếc. Trong khi đó, phân khúc xe thương mại gần như giữ nguyên với con số 8.700 chiếc. Riêng phân khúc xe chuyên dụng thậm chí tăng lên 4% khi đạt sản lượng bán hàng 879 chiếc.

Sự sụt giảm cũng diễn ra đồng thời ở cả 2 nhóm thị trường xe sản xuất trong nước (CKD) lẫn xe nhập khẩu trong nước. Cụ thể, tổng sản lượng bán hàng ôtô CKD tháng 9/2017 đạt 114.739 chiếc, giảm 5% so với tháng liền trước; trong khi đó, tổng lượng xe CBU nhập khẩu về nước đạt 6.477 chiếc, giảm 2%.

Cộng dồn đết hết quý 3/2017, tổng sức mua ôtô trên toàn thị trường đạt 198.253 chiếc, giảm 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, phân khúc xe du lịch đạt 114.807 chiếc, giảm 7%; phân khúc xe thương mại đạt 73.302 chiếc, giảm 7%; phân khúc xe chuyên dụng đạt 10.144 chiếc, giảm 18%.

Nhìn lại quãng thời gian gần đây, có thể hình dung rằng khả năng để thị trường hồi phục hoàn toàn sức mua trong giai đoạn còn lại của năm 2017 là không khả quan.

Trên thực tế, thị trường ôtô Việt Nam cũng đã từng có những giai đoạn “ấm” lên, nhất là sau những nỗ lực kích cầu của một loạt các hãng xe. Chẳng hạn hồi tháng 8, tổng sức mua ôtô trên toàn thị trường cũng đã đạt 22.099 chiếc, tăng 7% so với tháng 7. Tỷ lệ tăng trưởng này là hoàn toàn thuyết phục khi nhiều nhận định cho rằng, đây chính là thời điểm tốt để mua xe khi mặt bằng giá bán lẻ các loại ôtô phổ thông đã xuống rất thấp.

Tuy nhiên, những nhận định ở thị trường ôtô Việt Nam thường chỉ mang tính chất… tham khảo. Thực tế sức mua lại diễn ra rất khác so với hình dung ban đầu và so với kỳ vọng của thị trường. Sự ổn định của thị trường ôtô Việt Nam có lẽ sẽ chỉ diễn ra từ năm 2018, khi kịch bản giá xe đã chính thức phơi bày.

Sản lượng bán hàng ôtô của VAMA các tháng gần đây
Phân khúc9/20179/20168/2017
Xe du lịch11.27714.70612.243
Xe thương mại7.4328.4527.980
Xe chuyên dụng548974523
Tổng19.25724.13220.746
So sánh tháng9/2017 so 9/20169/2017 so 8/2017
Xe du lịch-23%-8%
Xe thương mại-12%-7%
Xe chuyên dụng-44%5%
Tổng-20%-7%

 

So sánh năm 2017 2016 Tăng/ giảm
Xe du lịch108.976109.2720%
Xe thương mại67.62773.201-8%
Xe chuyên dụng8.24010.472-21%
Tổng184.843192.945-4%

Tin mới

Hành trình tìm lại vị thế của dòng xe sedan tại Việt Nam

Hành trình tìm lại vị thế của dòng xe sedan tại Việt Nam

Từng là biểu tượng của ngành công nghiệp ô tô thế giới, những năm gần đây, vị thế của dòng xe sedan đang bị thử thách bởi sự tăng trưởng mạnh của dòng xe SUV, MPV. Tại Việt Nam, doanh số sedan liên tục sụt giảm, khiến cuộc cạnh tranh trong từng phân khúc ngày càng trở nên khốc liệt hơn.