Xe Mazda quyết nội địa hóa 40% tại Việt Nam

Đức Thọ
Tính đến thời điểm này, tỷ lệ nội địa hóa của hầu hết các loại xe du lịch lắp ráp tại Việt Nam vẫn đang dưới mức 10%
Sau 3 năm chính thức trở lại, tổng sản lượng bán hàng Mazda đã đạt trên 15.000 chiếc, trở thành thương hiệu ôtô Nhật Bản có lượng bán lớn thứ 2 tại Việt Nam.<br>
Sau 3 năm chính thức trở lại, tổng sản lượng bán hàng Mazda đã đạt trên 15.000 chiếc, trở thành thương hiệu ôtô Nhật Bản có lượng bán lớn thứ 2 tại Việt Nam.<br>
Đại diện tập đoàn Mazda và hãng ôtô trong nước Trường Hải (Thaco) vừa hạ quyết tâm nâng tỷ lệ nội địa hóa các dòng xe do VinaMazda sản xuất tại Việt Nam lên mức 40% vào năm 2018.

Mục tiêu này được đặt ra sau khi Mazda và Thaco đánh dấu 3 năm hợp tác chiến lược. Đây được xem là một mục tiêu khó và nếu thành công, thương hiệu ra đời từ sự hợp tác giữa hai hãng xe là VinaMazda sẽ trở thành một tâm điểm của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.

Nói thế là bởi, tính đến thời điểm này, tỷ lệ nội địa hóa của hầu hết các loại xe du lịch lắp ráp tại Việt Nam vẫn đang dưới mức 10%.

Cùng với mục tiêu nâng tỷ lệ nội địa hóa, đại diện Thaco cũng cho biết sẽ xây dựng và đưa nhà máy ôtô du lịch Mazda mới vào hoạt động trong năm 2017.

Hiện tại, Thaco đang sản xuất, lắp ráp trong nước 4 mẫu xe Mazda gồm Mazda 2, Mazda 3, Mazda CX-5 và Mazda 6. Theo thống kê, sau 3 năm chính thức trở lại Việt Nam, tổng sản lượng bán hàng Mazda đã đạt trên 15.000 chiếc.

Trong đó, năm 2012 đạt 900 chiếc, năm 2013 tăng lên 4.196 chiếc và giai đoạn 11 tháng năm 2014 đạt 8.234 chiếc, tỷ lệ tăng trưởng trung bình hằng năm khoảng 300%. Như vậy, Mazda hiện đang là thương hiệu ôtô Nhật Bản có sản lượng bán hàng tốt thứ hai tại Việt Nam, sau Toyota.

Mazda cũng là thương hiệu cá biệt đang thực hiện xuất khẩu xe nguyên chiếc, dù chưa đáng kể, cụ thể là hợp đồng xuất khẩu 148 chiếc sang thị trường Lào vào giữa năm ngoái.

Tin mới

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.
Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang trải qua quá trình chuyển đổi cơ bản từ động cơ đốt trong sang hệ truyền động điện khí hóa. Quá trình này hiện đang trải qua một số khó khăn ngày càng tăng, nhưng sự phát triển của công nghệ pin xe điện (EV) thế hệ tiếp theo vẫn tiếp tục tiến triển không suy giảm.
Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thị trường ô tô Việt Nam được xác định đã “tạo đáy” trong ngắn hạn. Một số chuyên gia cho rằng, đây là thời điểm phù hợp cân nhắc áp dụng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và gia tăng sản lượng. Trong đó, giảm lệ phí trước bạ luôn là chính sách được nhà sản xuất, đại lý phân phối và người tiêu dùng mong đợi.