Xem xét hỗ trợ từ ngân sách trung ương khi dự án đường ven biển miền Tây Nam Bộ gặp khó

Anh Tú
Dự án đường ven biển Tây Nam bộ qua Tiền Giang thuộc thẩm quyền quản lý, đầu tư của UBND tỉnh nên ngân sách được giao cho Bộ Giao thông vận tải không thể chi đầu tư xây dựng công trình. Trường hợp khó khăn, tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan xem xét hỗ trợ từ ngân sách trung ương...
Dự án hình thành sẽ phát triển thị xã Gò Công, Tiền Giang sẽ trở thành rhành phố trực thuộc tỉnh.
Dự án hình thành sẽ phát triển thị xã Gò Công, Tiền Giang sẽ trở thành rhành phố trực thuộc tỉnh.

Cử tri tỉnh Tiền Giang cho biết, từ sau khi dự án tuyến đường bộ ven biển Tây Nam Bộ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021, nhân dân Tiền Giang rất phấn khởi.

Vì vậy, cử tri Tiền Giang đề nghị đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án nhằm phát triển thị xã Gò Công trở thành thành phố Gò Công và là trung tâm của phía Đông của tỉnh Tiền Giang nói riêng và cả vùng nói chung.

Trả lời cử tri tỉnh Tiền Giang, Bộ Giao thông vận tải cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc chuẩn bị đầu tư các dự án tuyến đường bộ ven biển tại tỉnh Bến Tre và các tỉnh ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Giao thông vận tải đã có Văn bản số 2739/BGTVT-KHĐT ngày 21/3/2023 gửi UBND các tỉnh ven biển vùng Đồng bằng sông Cửu Long để phối hợp trong quá trình triển khai các dự án.

Bên cạnh đó, Bộ Giao thông vận tải cũng có các Văn bản số 2708/BGTVT-KHĐT ngày 21/3/2023 và 13272/BGTVT-KHĐT ngày 21/11/2023 tham gia ý kiến đối với hồ sơ đề xuất dự án tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa phận tỉnh Tiền Giang kết nối với tỉnh Long An và tỉnh Bến Tre, giai đoạn 1, vay vốn Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) .

 

Bộ Giao thông vận tải đề nghị UBND tỉnh Tiền Giang chủ động triển khai công tác chuẩn bị đầu tư dự án để xác định hướng tuyến, phương án nguồn vốn, hình thức đầu tư phù hợp, huy động tốt mọi nguồn lực để triển khai thực hiện. Trường hợp khó khăn báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan xem xét hỗ trợ từ ngân sách Trung ương.

Bộ Giao thông vận tải ủng hộ việc triển khai thực hiện dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển trên địa phận tỉnh Tiền Giang.

"Tuy nhiên, dự án thuộc thẩm quyền quản lý, đầu tư của UBND tỉnh Tiền Giang nên ngân sách được giao cho Bộ Giao thông vận tải không thể chi cho đầu tư xây dựng công trình", Bộ Giao thông vận tải nêu rõ.

Dự án đường ven biển miền Tây Nam Bộ có tổng chiều dài 740 km, từ TP.HCM đến Hà Tiên, đi qua địa bàn TP.HCM và 7 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có Tiền Giang.

Đây là dự án hạ tầng giao thông quan trọng, kết nối hầu hết các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cũng như thúc đẩy tiềm năng du lịch biển của cả vùng rộng lớn.

Bên cạnh đó, tuyến đường ven biển sẽ hỗ trợ cho công tác chống hạn mặn, xói lở, giảm thiểu thiệt hại của biến đổi khí hậu. Tuyến đường này cũng phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế, đầu tư kết nối hạ tầng “thuận thiên”.

Dự án có tổng vốn xây dựng dự kiến hơn 28.500 tỷ đồng chia thành hai giai đoạn: giai đoạn 1 từ 2021 - 2025 và giai đoạn 2 sau năm 2025. 

Riêng dự án tuyến đường bộ ven biển đoạn qua địa phận tỉnh Tiền Giang kết nối với tỉnh Long An và tỉnh Bến Tre giai đoạn 1 dự kiến có tổng mức đầu tư khoảng 5.591 tỷ đồng. Phần đoạn qua tỉnh Tiền Giang sẽ làm hai đoạn đường dài khoảng 25km cùng việc xây dựng 18 cây cầu. Quy mô đường sẽ là 4 làn xe, vận tốc 80km/h.

Do địa hình cực kỳ phức tạp, đi qua hầu hết các cửa sông lớn giáp Biển Đông nên dự án có mức đầu tư lớn. Tuy nhiên, hiện dự án đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, trong đó khó khăn lớn nhất là nguồn vốn cho dự án. Bởi dù là dự án trọng điểm quốc gia nhưng không được rót vốn ngân sách trung ương trong giai đoạn 2021 - 2025.

Tin mới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang trang bị thêm các phụ kiện công nghệ cao như một hướng đi mới cho xe của họ nhằm thu hút khách hàng. Các nhà điều hành và chuyên gia ô tô cho biết khách hàng Trung Quốc muốn ô tô của họ phải ngày càng "thông minh hơn".
Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.