Xuân Kiên đã nội địa hóa được 40%

Hàn Ngọc
Nhà máy Ôtô Xuân Kiên vừa cho biết đã đạt được tỷ lệ nội địa hóa 40% trên các sản phẩm của mình
Chế tạo khung gầm xe tại nhà máy Vinaxuki - Ảnh: VNN.
Chế tạo khung gầm xe tại nhà máy Vinaxuki - Ảnh: VNN.
Nhà máy Ôtô Xuân Kiên vừa cho biết đã đạt được tỷ lệ nội địa hóa 40% trên các sản phẩm của mình, đây là mức nội địa hóa cao nhất trong ngành công nghiệp ôtô Việt Nam hiện nay.

Tỷ lệ này đạt được từ việc nhà máy vừa dập ép và tán thành công loại chassic (khung gầm) xe tải có biên dạng phức tạp bằng thép hợp kim tital.

Loại khung gầm này được thiết kế theo kiểu chassis xe tải Isuzu và Mitsubishi hiện có trên thị trường với chiều cao trọng tâm được hạ thấp nhằm tăng tính ổn định của xe khi đi vào đường cua gấp khúc hay đường xấu. Chassis loại này còn được ép rộng, tăng cứng và đột lỗ kỹ thuật nhằm tăng sức chịu tải của chassis và giảm ứng suất. Toàn bộ sản phẩm được dập liền 1 lần trên máy dập PLC điều khiển kỹ thuật số có lực dập 2.000 tấn dưới sự giám sát và kiểm tra của chuyên gia nước ngoài.

Được biết trước đó một số doanh nghiệp trong nước cũng sản xuất được khung xe, tuy nhiên không phải là dập liền một lần trên máy dập có tải trọng lớn mà dập theo kiểu từng mảng trên máy dập công suất nhỏ rồi thực hiện hàn ghép thành mảng lớn.

Đại diện Vinaxuki cho biết, do được thực hiện ngay trong nước nên giá thành của loại khung gầm này cũng đã được giảm xuống được trung bình 400-1.500 USD/bộ bao gồm các loại chi phí như bao gói, vận chuyển và thuế nhập khẩu.

Hiện Vinaxuki đang triển khai dự án xây dựng Khu công nghiệp ôtô và phụ tùng ôtô trên tổng diện tích 250 ha tại Nghi Sơn (Thanh Hoá) nhằm mở rộng sản xuất ôtô, chế tạo linh kiện, phụ tùng phục vụ sản xuất trong nước và tiến tới xuất khẩu.

Tin mới

Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thị trường ô tô Việt Nam được xác định đã “tạo đáy” trong ngắn hạn. Một số chuyên gia cho rằng, đây là thời điểm phù hợp cân nhắc áp dụng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và gia tăng sản lượng. Trong đó, giảm lệ phí trước bạ luôn là chính sách được nhà sản xuất, đại lý phân phối và người tiêu dùng mong đợi.
Sắp hết ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, cơ hội nào cho xe điện tại Việt Nam?

Sắp hết ưu đãi 100% lệ phí trước bạ, cơ hội nào cho xe điện tại Việt Nam?

Thị trường ô tô điện tại Việt Nam có thể gặp thách thức vào năm 2025, khi ưu đãi về lệ phí trước bạ giảm xuống một nửa. Khoảng thời gian còn lại chỉ vừa đủ để các nhà sản xuất ô tô ra mắt những mẫu xe mới, phát triển hệ thống đại lý phân phối và gia tăng nhận diện thương hiệu tới người tiêu dùng.