Xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI tiếp tục giữ thế “thượng phong”

Huyền Vy
Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/7/2021, tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đạt 345,45 tỷ USD. Đáng chú ý, trong kết quả chung này, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục giữ thế “thượng phong” cả về xuất khẩu và nhập khẩu…
Tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước tính từ đầu năm đến hết ngày 15/7/2021 đạt 345,45 tỷ USD.
Tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước tính từ đầu năm đến hết ngày 15/7/2021 đạt 345,45 tỷ USD.

Theo số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 7/2021 (từ ngày 1/7 đến ngày 15/7/2021) đạt 27,39 tỷ USD, giảm 4,8% (tương ứng giảm 1,39 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 6/2021. 

Kết quả này đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước tính từ đầu năm hết ngày 15/7/2021 đạt 345,45 tỷ USD, tăng 32,3%, tương ứng tăng 84,31 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 238,44 tỷ USD, tăng 36,2% (tương ứng tăng tới 63,39 tỷ USD); trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 107,01 tỷ USD, tăng 24,3% (tương ứng tăng 20,92 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2020.

NHẬP SIÊU TĂNG NHANH

Như vậy, trong kỳ 1 tháng 7/2021, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 1,83 tỷ USD. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/7/2021, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 3,01 tỷ USD.

Cụ thể về xuất khẩu, trong kỳ 1 tháng 7/2021, tổng trị giá hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đạt 12,78 tỷ USD, giảm 13,9% (tương ứng giảm 2,06 tỷ USD về số tuyệt đối) so với kỳ 2 tháng 6/2021.

Trị giá xuất khẩu kỳ 1 tháng 7/2021 giảm so với kỳ 2 tháng 6/2021 ở một số nhóm hàng chủ lực như: điện thoại các loại và linh kiện giảm 629 triệu USD, tương ứng giảm 28,1%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện giảm 623 triệu USD, tương ứng giảm 28,7%; giày dép các loại giảm 127 triệu USD, tương ứng giảm 12,7%; sắt thép các loại giảm 125 triệu USD, tương ứng giảm 21,6%...

Tính chung từ đầu năm đến đến hết 15/7/2021, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 171,22 tỷ USD, tăng 28% tương ứng tăng 37,48 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, một số nhóm hàng tăng mạnh như: máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác tăng 7,03 tỷ USD, tương ứng tăng 61,7%; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 4,27 tỷ USD, tương ứng tăng 20,2%; gỗ & sản phẩm gỗ tăng 3,34 tỷ USD, tương ứng tăng 60,1%; điện thoại các loại & linh kiện tăng 2,94 tỷ USD, tương ứng tăng 12,4%... so với cùng kỳ năm 2020.

Trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng lớn lũy kế từ từ 1/12021 đến 15/7/2021 và cùng kỳ năm 2020.
Trị giá xuất khẩu của một số nhóm hàng lớn lũy kế từ từ 1/12021 đến 15/7/2021 và cùng kỳ năm 2020.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, trị giá xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ 1 tháng 7/2021 đạt 8,95 tỷ USD, giảm 15,9%, tương ứng giảm 1,69 tỷ USD so với kỳ 2 tháng 6/2021. Tính đến hết ngày 15/7/2021, tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa của nhóm các doanh nghiệp FDI đạt 125,57 tỷ USD, tăng 32,9%, tương ứng tăng 31,07 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước, chiếm 73,3% tổng trị giá xuất khẩu của cả nước.

Từ chiều ngược lại, tổng trị giá hàng hoá nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 7/2021 đạt 14,61 tỷ USD, tăng 4,8% (tương ứng tăng 669 triệu USD về số tuyệt đối) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 6/2021.

Trị giá nhập khẩu hàng hóa trong kỳ 1 tháng 7/2021 tăng so với kỳ 2 tháng 6/2021 chủ yếu ở một số nhóm hàng sau: máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác tăng 145 triệu USD, tương ứng tăng 7,5%; ngô tăng 75 triệu USD, tương ứng tăng 76,3%; khí đốt hóa lỏng tăng 70 triệu USD, tương ứng tăng 386,5%...

Lũy kế từ đầu năm đến hết 15/7/2021, tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 174,23 tỷ USD, tăng 36,8% (tương ứng tăng 46,83 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, một số nhóm hàng tăng mạnh như: máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng khác tăng 6,89 tỷ USD, tương ứng tăng 38%; máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện tăng 6,84 tỷ USD, tương ứng tăng 23%; điện thoại các loại & linh kiện tăng 3,3 tỷ USD, tương ứng tăng 50,8%... so với cùng kỳ năm 2020.

Trị giá nhập khẩu của một số nhóm hàng lớn lũy kế từ 1/1/2021 đến 15/7/2021 và cùng kỳ năm 2020
Trị giá nhập khẩu của một số nhóm hàng lớn lũy kế từ 1/1/2021 đến 15/7/2021 và cùng kỳ năm 2020

Trị giá nhập khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI trong kỳ này đạt 9,4 tỷ USD, tăng 5,6% (tương ứng tăng 497 triệu USD) so với kỳ 2 tháng 6/2021. Tính đến hết ngày 15/7/2021, tổng trị giá nh​ập khẩu của nhóm các doanh nghiệp FDI đạt 112,86 tỷ USD, tăng 40,1% (tương ứng tăng 32,32 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 64,8% tổng trị giá nhập khẩu của cả nước.

CÁN CÂN THƯƠNG MẠI SẼ ĐƯỢC CẢI THIỆN

Trong báo cáo mới đây, Bộ Công Thương cũng đưa ra nhận định, nhìn chung hoạt động xuất khẩu những tháng đầu năm 2021 tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao và khá bền vững dựa vào tăng trưởng đồng đều ở tất cả ngành hàng quan trọng như điện tử, dệt may, giày dép, máy móc thiết bị,…và ở các thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU...

Hơn nữa, các doanh nghiệp trong nước đang khai thác hiệu quả các lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương, trong đó có Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA) đang mang lại nhiều lợi thế cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào EU.

Bộ Công Thương đưa ra dự báo hoạt động, xuất nhập khẩu sẽ tiếp tục khởi sắc trong thời gian tới khi mà các FTA đang dần được thực thi một cách toàn diện hơn, hiệu quả hơn. Đặc biệt, các hiệp định: CPTPP, EVFTA, UKFTA… sẽ tiếp tục tạo điều kiện để hàng hóa của Việt Nam thâm nhập vào các thị trường đối tác với thuế quan ưu đãi, thông qua đó thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.

Ngoài ra, giá hàng hóa xuất khẩu cũng đang có xu hướng tăng, nhất là các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam sẽ là động lực quan trọng để gia tăng giá trị xuất khẩu.

Theo chu kỳ nhập khẩu hàng hóa nguyên liệu sản xuất thường tăng vào đầu năm và giảm giai đoạn nửa cuối năm trong khi xuất khẩu đạt đỉnh điểm vào nửa cuối năm. Nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao trong nửa cuối năm 2021, đặc biệt là đối với ngành điện tử, máy móc thiết bị, đồ gỗ, hàng dệt may và thủy sản… Vì vậy cán cân thương mại được dự báo sẽ cải thiện trong thời gian tới.

Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đợt bùng phát dịch Covid-19 thứ tư ở nhiều địa phương, nhất là một số tỉnh, thành phố là khu vực sản xuất hàng hóa lớn như Hà Nội, TP.HCM… là những địa phương có quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu đứng đầu của cả nước.

Còn trên thế giới, châu Á tiếp tục là tâm điểm với số ca nhiễm Covid-19 mới gia tăng nhanh chóng, khiến hàng loạt quốc gia như Ấn Độ, Nhật Bản, Đài Loan, Indonesia hay Thái Lan gặp nhiều khó khăn sẽ tác động đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Để thúc đẩy xuất khẩu, Bộ Công Thương đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó, tổ chức khai thác, tận dụng cơ hội từ các FTA để tìm giải pháp phát triển thị trường và tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới. Tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến của đại dịch Covid-19 trên thế giới để có các biện pháp ứng phó kịp thời.

Đồng thời, củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA đã có hiệu lực; đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhập khẩu; đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu, phát triển thương hiệu.

Tin mới

#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

Việt Nam chuẩn bị cán mốc 100 triệu dân và đang bước vào giai đoạn ô tô hóa. Mặc dù vậy, Việt Nam đang phải giải quyết hai bài toán hóc búa, bao gồm vấn đề ùn tắc giao thông và giảm phát thải, hướng đến Net Zero vào năm 2050. Thế nhưng hiện nay, chúng ta đang có một loại phương tiện có thể góp phần đẩy nhanh tiến trình giải quyết hai bài toán này. Đó là xe điện mini. Vậy dòng xe này sẽ có những đóng góp cụ thể nào cho giao thông đô thị? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay!
Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Năm 2011, Nissan và Mitsubishi Motors, liên minh gồm ba công ty, trong đó có Renault của Pháp, đã thành lập NMKV, một liên doanh nhằm đồng phát triển các loại xe mini được phân loại là “xe kei” ở Nhật Bản. Hai thương hiệu cho đến nay đã phát hành nhiều mẫu xe kei và đạt được những thành công ngoài mong đợi.
Cách hãng xe Lynk & Co giải quyết nỗi lo “cần và đủ” cho khách hàng Việt

Cách hãng xe Lynk & Co giải quyết nỗi lo “cần và đủ” cho khách hàng Việt

Với người dùng Việt Nam, chất lượng sản phẩm là điều kiện “cần” trong khi vấn đề hậu mãi là điều kiện “đủ” để quyết định mua một chiếc ô tô. Để đáp ứng được hai tiêu chí này thực tế không hề dễ dàng. Tuy nhiên, dù là một thương hiệu mới vào thị trường Việt, Lynk & Co đã cho thấy sự kỹ lưỡng trong việc chinh phục thị trường. Với kim chỉ nam để chinh phục khách hàng trong hoạt động bán hàng là phải đảm bảo chất lượng và chế độ hậu mãi, Lynk & Co được giới chuyên môn đánh giá cao trong sự kỹ lưỡng của mình.