Xuất nhập khẩu năm 2021 của Đà Nẵng tăng hơn 2 lần so với chỉ tiêu

Năm 2021 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Đà Nẵng đạt 3,183 tỷ USD. Đáng chú ý, cán cân thương mại nghiêng về xuất siêu với 487 triệu USD, cao nhất từ trước đến nay…
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo số liệu công bố của Cục Thống kê Đà Nẵng, năm 2021 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của thành phố đạt 3,183 tỷ USD, tăng 13,2 % so với năm 2020, vượt gần 2 lần so với kế hoạch chỉ tiêu đề ra.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 1.835 triệu USD, tăng 16,9% so với năm 2020, vượt hơn 2,5 lần so với kế hoạch phấn đấu của thành phố (từ 6-7%); kim ngạch nhập khẩu đạt 1.348 triệu USD, tăng 8,5% so với năm 2020.

Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 487 triệu USD, cao nhất từ trước đến nay. Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu/GRDP năm 2021 ước đạt 40,9%, tỷ lệ kim ngạch nhập khẩu /GRDP ước đạt 30,1%. Độ mở nền kinh tế Đà Nẵng trong năm 2021 là 70,9%.

Năm 2021, trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại Đà Nẵng, nhiều lĩnh vực sản xuất kinh doanh bị suy giảm nghiêm trọng, tuy nhiên các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu của thành phố đã có nhiều nỗ lực, vượt qua khó khăn, nhạy bén với thị trường, giữ được “chữ tín” bằng sản phẩm đạt chất lượng cao, đa dạng về mẫu mã nên khách hàng tại nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ ưa chuộng tin dùng.

Các mặt hàng đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn như các sản phẩm của Công ty Cổ phần cao su Đà Nẵng (DRC) trong năm qua đã có mặt trên thị trường tại 35 quốc gia và vùng lãnh thổ, đạt doanh số hơn 110 triệu USD, chiếm hơn 50% tổng doanh thu của doanh nghiệp.

Nhiều mặt hàng lâm, đặc sản xuất khẩu cũng đạt kim ngạch xuất khẩu cao chính là nhờ các doanh nghiệp của Đà Nẵng vừa đẩy mạnh xuất khẩu các đơn hàng tồn đọng trong năm vừa năng động, thích ứng với sự chuyển động của thị trường, tận dụng linh hoạt các chính sách ưu đãi của các hiệp định thương mại mang lại như: Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản(VJEPA), Hiệp định đối tác toàn diện xuyên Thái Bình Dương(CTTPP), Hiệp định thương mại Việt Nam - Châu âu(EVFTA)…

Vì vậy, sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp ngoài xuất khẩu sang thị trường truyền thống là Trung Quốc thì nay đã có mặt ở nhiều thị trường khó tính như: Nhật Bản, Mỹ và các nước Châu âu.

Hoạt động thương mại của Đà Nẵng trong năm 2021 được duy trì, phát triển ổn định đã trở thành trụ đỡ chính giúp nền kinh tế thành phố từng bước phục hồi và tăng trưởng, tạo đà cho kinh tế phát triển trong năm 2022.

Tin mới

Nội bộ Tesla “xào xáo” và tương lai bất ổn của Elon Musk

Nội bộ Tesla “xào xáo” và tương lai bất ổn của Elon Musk

Hiệu suất tài chính của nhà sản xuất ô tô điện khổng lồ đã bị ảnh hưởng trong bối cảnh doanh số bán xe điện toàn cầu chậm lại. Trước tình hình đó, Tesla Inc. đang tìm cách thu hút lượng lớn các nhà đầu tư bán lẻ để được chấp thuận gói trả lương 56 tỷ USD cho giám đốc điều hành Elon Musk.
#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

Việt Nam chuẩn bị cán mốc 100 triệu dân và đang bước vào giai đoạn ô tô hóa. Mặc dù vậy, Việt Nam đang phải giải quyết hai bài toán hóc búa, bao gồm vấn đề ùn tắc giao thông và giảm phát thải, hướng đến Net Zero vào năm 2050. Thế nhưng hiện nay, chúng ta đang có một loại phương tiện có thể góp phần đẩy nhanh tiến trình giải quyết hai bài toán này. Đó là xe điện mini. Vậy dòng xe này sẽ có những đóng góp cụ thể nào cho giao thông đô thị? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay!
Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Năm 2011, Nissan và Mitsubishi Motors, liên minh gồm ba công ty, trong đó có Renault của Pháp, đã thành lập NMKV, một liên doanh nhằm đồng phát triển các loại xe mini được phân loại là “xe kei” ở Nhật Bản. Hai thương hiệu cho đến nay đã phát hành nhiều mẫu xe kei và đạt được những thành công ngoài mong đợi.