Xuất siêu gần 1,4 tỷ USD trong tháng đầu tiên của năm 2022

Mạnh Đức
Tổng trị giá xuất khẩu hàng hóa trong tháng 01/2022 đạt 30,84 tỷ USD, trong đó, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng cao so với cùng kỳ. Nhờ đó, tháng đầu tiên của năm 2022 cả nước đã xuất siêu gần 1,4 tỷ USD…
Trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á chiếm tỷ trọng cao nhất với 63,3% trong tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước.
Trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á chiếm tỷ trọng cao nhất với 63,3% trong tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước.

Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa cả nước trong tháng 01/2022 đạt 60,29 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, xuất khẩu đạt 30,84 tỷ USD, tăng 8,1% (tương ứng tăng 2,3 tỷ USD) và nhập khẩu đạt 29,45 tỷ USD tăng 11,3% (tương ứng tăng 2,98 tỷ USD). Như vậy, trong tháng đầu năm 2022, cán cân thương mại hàng hóa tháng thặng dư 1,39 tỷ USD.

Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại tháng 1 từ năm 2013-2022. Nguồn: Tổng cục Hải quan.
Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại tháng 1 từ năm 2013-2022. Nguồn: Tổng cục Hải quan.

Tổng cục Hải quan ghi nhận tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong tháng 01/2022 đạt 41,57 tỷ USD, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước.

Về thị trường xuất nhập khẩu, trong tháng 01/2022, trao đổi thương mại hàng hóa của Việt Nam với châu Á đạt 38,15 tỷ USD, tăng 7,2% so với tháng 01/2021, tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất (63,3%) trong tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước. Tiếp đến là châu Mỹ đạt 13,18 tỷ USD, tăng 15,6%; châu Âu: 7,05 tỷ USD, tăng 10,2%; châu Đại Dương: 1,26 tỷ USD, tăng 24% và châu Phi: 646 triệu USD, tăng 4,8% so với tháng 01/2021.

NHIỀU MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHÍNH TĂNG CAO

Trong tổng trị giá xuất khẩu 30,84 tỷ USD của tháng đầu năm 2022, điện thoại các loại và linh kiện đạt 4,5 tỷ USD, giảm 26,1% so với tháng 1/2021. Trong đó, xuất khẩu nhóm hàng này sang Hoa Kỳ đạt 1,07 tỷ USD, giảm 8,9%; Trung Quốc: 956 triệu USD, giảm 35,5%; Hàn Quốc: 299 triệu USD, giảm 18,3%... so với cùng kỳ năm 2021.

Trị giá và tỷ trọng xuất khẩu của một số nhóm hàng chính trong tháng 01/2022. Nguồn: Tổng cục Hải quan.
Trị giá và tỷ trọng xuất khẩu của một số nhóm hàng chính trong tháng 01/2022. Nguồn: Tổng cục Hải quan.

Nhóm hàng máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 4,1 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng đầu tiên của năm 2022, xuất khẩu của nhóm hàng này sang Hoa Kỳ đạt 975 triệu USD, tăng 3,9%; sang thị trường Trung Quốc đạt 760 triệu USD, giảm 6,6%; sang EU (27 nước) đạt 660 triệu USD, tăng 20,2%; sang Hồng Kông đạt 420 triệu USD, giảm 5%...so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 01/2022 cũng ghi nhận những tín hiệu tích cực khi đạt 3,57 tỷ USD, tăng 34,4% so với cùng kỳ năm trước. Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất từ Việt Nam với trị giá đạt 1,85 tỷ USD, tăng 42% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 51,9% tổng trị giá xuất khẩu hàng dệt may của cả nước; tiếp theo là thị trường EU (27 nước) đã tiêu thụ 382 triệu USD, tăng 39,1%; Hàn Quốc tiêu thụ 314 triệu USD, tăng 33,4%...

Nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác trong tháng 01/2022 đạt 3,5 tỷ USD, tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng trong tháng 01/2022 chủ yếu gồm: Hoa Kỳ với 1,58 tỷ USD, tăng nhẹ 0,5%; EU (27 nước) đạt trị giá 473 triệu USD, tăng 18,6%; Nhật Bản với 255 triệu USD, tăng 24,2%... so với tháng 01 năm 2021.

Nhóm hàng gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,55 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 01/2022, xuất khẩu nhóm hàng này chủ yếu sang các thị trường: Hoa Kỳ đạt 928 triệu USD, tăng 12,8%; Nhật Bản: 153 triệu USD, tăng 16,3%; Trung Quốc: 134 triệu USD, tăng 27%... so với cùng kỳ năm 2021.

MÁY VI TÍNH, SẢN PHẨM ĐIỆN TỬ NHẬP KHẨU LỚN NHẤT

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 01/2022, nhập khẩu hàng hóa đạt 29,45 tỷ USD, tăng 11,3%, tương ứng tăng 2,98 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 1,46 tỷ USD, tương ứng tăng 25,8%; vải các loại tăng 285 triệu USD, tương ứng tăng 25,7%; dầu thô tăng 256 triệu USD, tương ứng tăng mạnh 187%...

Trị giá và tỷ trọng nhập khẩu của một số nhóm hàng chính trong tháng 01/2022. Nguồn: Tổng cục Hải quan.
Trị giá và tỷ trọng nhập khẩu của một số nhóm hàng chính trong tháng 01/2022. Nguồn: Tổng cục Hải quan.

Về chi tiết một số nhóm hàng nhập khẩu chính, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tiếp tục là nhóm hàng lớn nhất với trị giá 7,12 tỷ USD, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 01/2022, nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc là 2,29 tỷ USD, tăng 48%; từ Hàn Quốc: 1,96 tỷ USD, tăng 22,6%; Đài Loan: 1,04 tỷ USD, tăng 35%... so với tháng 01/2021.

Đứng vị trí thứ hai là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác, trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này trong tháng 01/2022 đạt 3,93 tỷ USD, tăng nhẹ 0,4% so với tháng 01/2021. Trong đó, nhập khẩu nhóm hàng này của Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc là 2,2 tỷ USD, tăng 8%; từ Hàn Quốc: 513 triệu USD, giảm 13,3%; Nhật Bản: 312 triệu USD, giảm 13,2%... so với tháng 01/2021.

Tiếp đến là điện thoại các loại và linh kiện, nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 01/2022 đạt 2 tỷ USD, giảm 12,2% so với cùng kỳ năm trước. Hàn Quốc và Trung Quốc vẫn là 2 thị trường chính cung cấp điện thoại các loại và linh kiện cho Việt Nam với tổng trị giá đạt 1,9 tỷ USD, chiếm 94,7% tổng trị giá nhập khẩu của nhóm hàng này. Trong đó, từ Hàn Quốc là 1,03 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu từ Trung Quốc là 869 triệu USD, giảm 18,6%…

Về tình hình nhập khẩu ô tô nguyên chiếc các loại, số liệu của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, trong tháng 01/2022, cả nước nhập về hơn 4.500 chiếc, với trị giá 127 triệu USD, giảm 46,5% về lượng và giảm 41,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, nhập khẩu từ Thái Lan với gần 2.600 chiếc, giảm 40,2%; từ Trung Quốc với 584 chiếc, giảm 60%; từ Indonesia với 474 chiếc, giảm 67%...

Tin mới

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.
Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang trải qua quá trình chuyển đổi cơ bản từ động cơ đốt trong sang hệ truyền động điện khí hóa. Quá trình này hiện đang trải qua một số khó khăn ngày càng tăng, nhưng sự phát triển của công nghệ pin xe điện (EV) thế hệ tiếp theo vẫn tiếp tục tiến triển không suy giảm.