Xe Đông Nam Á tiếp tục áp đảo thị trường ô tô nhập khẩu Việt Nam

Các loại xe xuất xứ Đông Nam Á chiếm đến 80% thị trường ô tô nhập khẩu Việt Nam trong nửa đầu năm 2021...
Toyota Corolla Cross 2020
Toyota Corolla Cross, mẫu xe nhập khẩu từ Thái Lan đang nằm trong top 10 ô tô bán chạy nhất Việt Nam.

Thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết, cộng dồn 6 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhập khẩu tổng cộng 79.353 xe ô tô nguyên chiếc, đạt giá trị kim ngạch xấp xỉ 1,73 tỷ USD.

Đáng chú ý là nếu xét riêng về lượng thì các loại xe xuất xứ các nước Đông Nam Á đang gần như áp đảo hoàn toàn.

Cụ thể, đã có 40.485 xe nhập khẩu từ Thái Lan trong nửa đầu năm, đạt giá trị gần 758 triệu USD. Đứng thứ hai là Indonesia với số lượng 23.072 chiếc và hơn 287 triệu USD.

Tính riêng trong tháng 6/2021, Việt Nam cũng đã nhập khẩu 7.264 xe ô tô nguyên chiếc từ Thái Lan, đạt giá trị hơn 131 triệu USD, giảm nhẹ so với tháng liền trước. Trong khi đó, xe nhập khẩu từ Indonesia lại ngược chiều tăng nhẹ, đạt 4.729 chiếc và hơn 58 triệu USD.

Có thể thấy thị trường ô tô nhập khẩu đang chịu ảnh hưởng rất lớn từ Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA). Kể từ khi thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc giữa các nước nội khối theo ATIGA giảm xuống còn 0% từ ngày 1/1/2018, các loại xe xuất xứ Đông Nam Á đã liên tiếp “bành trướng” thị phần ô tô nhập khẩu Việt Nam.

ô tô nhập khẩu theo xuất xứ tháng 6 năm 2021
ô tô nhập khẩu theo xuất xứ nửa đầu năm 2021
 

Sự áp đảo của ô tô nhập khẩu Đông Nam Á, cụ thể là Thái Lan và Indonesia, theo đó cũng đẩy xe mang các xuất xứ khác vào tình thế khó khăn. Ở giai đoạn giữa thập niên 2010 trở về trước, xe nhập khẩu Hàn Quốc và Nhật Bản luôn nắm thế thượng phong. Nhưng ở thời điểm này, thị phần của xe Hàn Quốc và Nhật Bản là rất thấp, chỉ chiếm lần lượt 1% và 1,9%.

Xuất xứ còn lại giữ được thị phần đáng kể chính là Trung Quốc. Cộng dồn nửa đầu năm nay, Việt Nam đã nhập khẩu 11.459 ô tô nguyên chiếc từ Trung Quốc, tương ứng là mức giá trị kim ngạch 426 triệu USD. Các loại xe Trung Quốc chiếm 14,5% thị phần ô tô nhập khẩu tại Việt Nam trong giai đoạn nửa đầu năm 2021.

Sở dĩ ô tô xuất xứ từ Trung Quốc vẫn giữ được “miếng bánh” thị phần đáng kể là nhờ thế mạnh về các loại xe tải và xe chuyên dụng. Đây cũng chính là nhóm xe có giá nhập khẩu bình quân cao nên mặc dù chỉ giữ 14,5% thị phần về số lượng song các loại ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc lại chiếm đến gần 24,7% khi xét về giá trị kim ngạch trong 6 tháng đầu năm.

Ô TÔ NHẬP KHẨU THEO XUẤT XỨ THÁNG 6 VÀ NỬA ĐẦU NĂM 2021

Ô TÔ NHẬP KHẨU THEO XUẤT XỨ THÁNG 6 VÀ NỬA ĐẦU NĂM 2021

Tin mới

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Xe điện "chất đống" ở các cảng Châu Âu: Điều gì đang xảy ra với các hãng xe Trung Quốc?

Các nhà sản xuất Trung Quốc đang gửi nhiều xe điện đến châu Âu hơn mức họ có thể bán, dẫn đến hàng nghìn chiếc trong số đó phải “tạm trú” ở các bến cảng. Tình trạng này khiến các nhà khai thác cảng không hài lòng vì tình trạng dư thừa ô tô của Trung Quốc đang cản trở các hoạt động khác của cảng. Một số người nói rằng chúng không còn là cảng nữa mà là bãi đậu xe cho xe điện Trung Quốc mới đến.
Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Những xu hướng của pin xe điện trong tương lai

Ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đang trải qua quá trình chuyển đổi cơ bản từ động cơ đốt trong sang hệ truyền động điện khí hóa. Quá trình này hiện đang trải qua một số khó khăn ngày càng tăng, nhưng sự phát triển của công nghệ pin xe điện (EV) thế hệ tiếp theo vẫn tiếp tục tiến triển không suy giảm.
Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thời điểm phù hợp để áp dụng chính sách giảm lệ phí trước bạ ô tô

Thị trường ô tô Việt Nam được xác định đã “tạo đáy” trong ngắn hạn. Một số chuyên gia cho rằng, đây là thời điểm phù hợp cân nhắc áp dụng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và gia tăng sản lượng. Trong đó, giảm lệ phí trước bạ luôn là chính sách được nhà sản xuất, đại lý phân phối và người tiêu dùng mong đợi.