Ấn Độ: Sản lượng vaccine Covid tăng mạnh, có thể sớm xuất khẩu

An Huy
Tốc độ tiêm chủng hàng ngày của Ấn Độ đã vượt 10 triệu mũi. Sản lượng vaccine của nước này cũng đã tăng gấp đôi so với thời điểm tháng 4...
Tiêm phòng Covid-19 ở New Delhi, Ấn Độ, hôm 30/8 - Ảnh: Reuters.
Tiêm phòng Covid-19 ở New Delhi, Ấn Độ, hôm 30/8 - Ảnh: Reuters.

Sản lượng vaccine đang tăng lên của Ấn Độ, cộng thêm việc nước này đã tiêm chủng ngừa Covid được ít nhất 1 mũi cho hơn một nửa dân số trưởng thành, đang làm dấy lên hy vọng Ấn Độ sẽ xuất khẩu vaccine trở lại sau vài tháng nữa. Từ đầu năm sau, xuất khẩu vaccine Covid từ nước này có thể được đẩy nhanh - Reuters đưa tin.

Sau khi tặng và bán tổng số 66 triệu liều vaccine Covid cho gần 100 quốc gia trên thế giới, Ấn Độ dừng xuất khẩu vaccine Covid từ giữa tháng 4 năm nay để tập trung nguồn cung cho chiến dịch tiêm chủng trong nước khi số ca nhiễm tăng bùng nổ. Việc Ấn Độ tạm ngừng xuất khẩu vaccine Covid đã gây đảo lộn kế hoạch tiêm chủng của nhiều nước ở khu vực châu Phi và Nam Á.

Hôm thứ Sáu tuần trước, tốc độ tiêm chủng hàng ngày của Ấn Độ đã vượt 10 triệu mũi. Sản lượng vaccine của nước này cũng đã tăng gấp đôi so với thời điểm tháng 4 và được dự báo tiếp tục tăng trong những tuần sắp tới. Các dây chuyền sản xuất mới đã được lắp đặt, một vaccine mới do công ty Cadila Healthcare phát triển gần đây đã được cấp phép, vaccine Sputnik V của Nga cũng bắt đầu đi vào sản xuất thương mại ở Ấn Độ.

Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII), nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, hiện đang sản xuất 150 triệu liều mỗi tháng phiên bản vaccine AstraZeneca, nhiều hơn gấp đôi so với mức sản lượng 65 triệu liều hồi tháng 4 - nguồn thạo tin tiết lộ với Reuters.

“Chưa có lịch cụ thể nào cho xuất khẩu vaccine, nhưng công ty hy vọng sẽ xuất khẩu trở lại sau vài tháng nữa”, nguồn tin nói.

COVAX, sáng kiến chia sẻ vaccine toàn cầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hy vọng Ấn Độ sẽ sớm nối lại việc xuất khẩu vaccine Covid.

“Với chiến dịch tiêm chủng toàn quốc thành công ở Ấn Độ và việc có thêm những sản phẩm vaccine mới, chúng tôi hy vọng nguồn cung vaccine cho COVAX từ Ấn Độ sẽ được nối lại nhanh nhất có thể”, một người phát ngôn của COVAX nói với Reuters.

Hôm Chủ nhật vừa rồi, Bharat Biotech, nhà sản xuất vaccine Covid-19 phát triển trong nước đầu tiên của Ấn Độ, khai trương một nhà máy mới với công suất 10 triệu liều mỗi tháng. Công ty này cho biết tiến tới đạt mục tiêu tổng công suất mỗi năm 1 tỷ liều vaccine Covid có tên Covaxin.

Lây nhiễm ở Ấn Độ lại đang có chiều hướng gia tăng, sau đợt bùng dịch dữ dội hồi tháng 4 và tháng 5. Theo dữ liệu từ Our World in Data, trong 7 ngày gần nhất, Ấn Độ có bình quân mỗi ngày hơn 41.000 ca nhiễm mới và gần 500 ca tử vong do Covid.

Tuy nhiên, nước này đã tiêm được hơn 633 triệu mũi vaccine, tương đương ít nhất 1 liều cho 52% trong số 944 triệu người trưởng thành. Tỷ lệ dân số tiêm đủ 2 mũi đạt 15%.

Hồi tháng 6, nguồn tin là một quan chức Chính phủ Ấn Độ nói với Reuters rằng kinh nghiệm của Mỹ cho thấy tốc độ tiêm chủng thường chậm lại sau khi một tỷ lệ lớn dân số đã được tiêm. Điều đó có thể mang lại cho SII một cơ hội để xuất khẩu phần vaccine mà trong nước không dùng đến - nguồn tin nói.

Mới đây, một quan chức thuộc đảng cầm quyền của Ấn Độ nói rằng nước này có thể sản xuất 1,1 tỷ liều vaccine Covid trong thời gian từ tháng 9-12, đủ để tiêm đầy đủ cho tất cả người trưởng thành ở Ấn Độ trong năm nay.

Ấn Độ đến nay đã cấp phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp cho 6 loại vaccine Covid, trong đó có 4 loại được sản xuất trong nước. Theo dự kiến, nước này sắp có thêm một vaccine nội được phê chuẩn, trong khi nhiều vaccine khác đang trong giai đoạn thử nghiệm.

Tin mới

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Giám đốc điều hành Koji Sato đã kết thúc năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Toyota Motor Corp. bằng cách phá vỡ kỷ lục thu nhập của công ty khi đạt được những đỉnh cao mới về lợi nhuận, doanh thu và sản lượng. Nhưng ông Sato cũng cảnh báo rằng tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ hạ nhiệt, các ưu đãi của Mỹ có thể sẽ tăng lên và lợi nhuận có thể giảm nhẹ.
#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

Từng mắc phải sai lầm lớn cách đây gần 20 năm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách gỡ gạc và gia tăng độ phủ thương hiệu của mình tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam luôn là một thách thức với các thương hiệu xe Trung Quốc. Lý do nào cho thực trạng này? Và các nhà sản xuất ô tô quốc gia 1,4 tỷ dân này đang áp dụng những chiến lược mới gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới cao tới 100% đối với xe điện của Trung Quốc và thuế nhập khẩu bổ sung đối với các hàng hóa khác bao gồm cả chất bán dẫn, sớm nhất là vào tuần tới.
Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thương hiệu ô tô GAC đến từ Trung Quốc sẽ chính thức được Tập đoàn Tan Chong nhập khẩu, phân phối. Cụ thể, thương hiệu GAC sẽ được Tập đoàn Tan Chong phân phối thông qua công ty con TCSV (TC Services Việt Nam) và được uỷ quyền tham gia phân phối bán lẻ các loại ô tô, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế theo pháp luật Việt Nam.