Anh chính thức bắt đầu đàm phán gia nhập CPTPP

Ngọc Trang
Anh dự báo sau khi gia nhập CPTPP, xuất khẩu của nước này sang các quốc gia thành viên hiệp định sẽ tăng hơn 51 tỷ USD, tương đương 65%, vào năm 2030...
Bộ trưởng Thương mại Quốc tế của Anh Liz Truss - Ảnh: BBC
Bộ trưởng Thương mại Quốc tế của Anh Liz Truss - Ảnh: BBC

Bộ trưởng Thương mại Quốc tế của Anh Liz Truss vừa cho biết nước này đã chính thức bắt đầu các cuộc đàm phán để gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vào ngày 22/6.

Theo Bloomberg, động thái này nằm trong chiến lược đa dạng hóa thương mại của Anh sau khi rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) - còn gọi là Brexit

Bà Liz Truss khẳng định việc gia nhập CPTPP, với 11 thành viên gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Mexico, New Zealand, Peru, Nhật Bản, Malaysia, Singapore, và Việt Nam, là “một phần thưởng hấp dẫn hậu Brexit”. 

“Đây là nơi có những cơ hội tốt nhất dành cho Anh”, bà Truss cho biết. "Chúng tôi rời EU với cam kết tăng cường liên kết với các đồng minh cũ và các thị trường tiêu dùng phát triển nhanh bên ngoài châu Âu. Tham gia CPTPP với các tiêu chuẩn cao là một phần quan trọng của tầm nhìn đó".

Theo thông cáo của Bộ Thương mại Quốc tế, CPTPP sẽ mở ra thị trường mới cho các ngành dịch vụ của Anh, giảm thuế quan đối với hàng hóa như ôtô và rượu whisky, đồng thời tạo cơ hội mới cho nông dân Anh. Bộ này ước tính xuất khẩu của Anh sang các quốc gia thành viên CPTPP dự kiến tăng hơn 51 tỷ USD, tương đương 65%, vào năm 2030. 

"Tham gia CPTPP sẽ đưa Anh đến với một số nền kinh tế lớn nhất hiện tại và tương lai, với dân số 500 triệu người và tổng GDP 9.000 tỷ Bảng (12.500 tỷ USD) trong năm 2019", thông cáo nêu rõ.

Trong khi đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson nhận định việc trở thành thành viên CPTTP sẽ mở ra "cơ hội vô song" cho doanh nghiệp và người tiêu dùng Anh tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang phát triển nhanh chóng.

Kể từ khi rời EU khiến hoạt động thương mại với những đối tác lớn nhất giảm sút, Anh tích cực đẩy mạnh tìm kiếm các mối quan hệ thương mại mới. Bên cạnh việc đàm phán gia nhập CPTPP, Anh cũng đang đàm phán các thỏa thuận song phương với Australia, New Zealand và Mỹ. Tuy vậy, thỏa thuận với chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden được dự báo sẽ chưa thể đạt được trong ngắn hạn. Hiện tại, Anh đã có thỏa thuận thương mại với 7 quốc gia thành viên của CPTPP. 

Anh chính thức nộp đơn xin gia nhập CPTPP hồi tháng 2 năm nay. Ngày 2/6, các quốc gia thành viên của CPTPP nhất trí cho phép Anh khởi động quy trình gia nhập hiệp định. Ngoài ra, một số nền kinh tế khác gồm Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan cũng đã bày tỏ mong muốn gia nhập CPTPP.

Dự kiến, vài tháng tới đây, các nước CPTPP và Anh sẽ thành lập các nhóm công tác để thảo luận về thuế quan, cũng như các quy định về thương mại và đầu tư.

Tin mới

Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Các kế hoạch toàn cầu của công ty bao gồm từ mô-đun năng lượng mặt trời và xe buýt điện, xe tải và xe lửa cho đến các hệ thống giao thông phức tạp. Nhưng liệu BYD có đang cố gắng làm quá nhiều hay không là câu hỏi mà giới đầu tư quan tâm.
BYD muốn định nghĩa lại “xe sang” trong kỷ nguyên xe điện

BYD muốn định nghĩa lại “xe sang” trong kỷ nguyên xe điện

Nhà sản xuất xe điện Trung Quốc BYD sẽ giới thiệu chiếc sedan đầu tiên nằm trong phân khúc cao cấp của mình tại triển lãm ô tô Bắc Kinh, nhằm thách thức những hãng như Mercedes-Benz của Đức, hãng mà ba năm trước đã rút khỏi sự phát triển của thương hiệu Denza, với lý do doanh số bán hàng chậm.
#AutoHashtag: Vì sao Ford nhiều năm “bất bại” trong phân khúc xe bán tải ở Việt Nam?

#AutoHashtag: Vì sao Ford nhiều năm “bất bại” trong phân khúc xe bán tải ở Việt Nam?

Khởi nguyên là dòng xe nhắm đến đối tượng khách hàng nông dân ở các vùng ngoại ô, ngày nay, những chiếc xe bán tải mang thương hiệu Mỹ, Ford, đang được đông đảo người dùng tại đô thị săn tìm. Vì sao dòng xe này phát triển mạnh tại Việt Nam và vì sao Ford lại thành công đến vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.