Bảo đảm người dân được tiếp cận tốt nhất mọi thông tin về chính sách bảo hiểm

Nhật Dương
Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị các đơn vị chú trọng phát huy ưu thế của các hình thức truyền thông hiện đại, đa phương tiện, để bảo đảm người dân có thể tiếp cận tốt nhất mọi thông tin về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…
Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh chủ trì Hội nghị giao ban trực tuyến toàn ngành, chiều 3/4. Ảnh: BHXH Việt Nam.
Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh chủ trì Hội nghị giao ban trực tuyến toàn ngành, chiều 3/4. Ảnh: BHXH Việt Nam.

Lãnh đạo cơ quan Bảo hiểm xã hội nhấn mạnh nội dung này tại Hội nghị giao ban trực tuyến toàn ngành tháng 4/2024.

CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN NGƯỜI THAM GIA ĐỀU TĂNG

Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong quý 1/2024, toàn ngành đã đạt nhiều kết quả tích cực, các chỉ tiêu cơ bản đều tăng so với cùng kỳ; quyền lợi của người tham gia, thụ hưởng chính sách được đảm bảo kịp thời, đầy đủ.

Công tác cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số có nhiều chuyển biến; bộ máy tổ chức tiếp tục được kiện toàn, nhất là việc thành lập cơ quan Thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Trong quý 1, ngành tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trong việc tham gia xây dựng, sửa đổi các dự luật, dự thảo nghị định, thông tư liên quan đến việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế như: Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi)…

Phối hợp với Vụ, Cục trực thuộc Bộ Y tế giải quyết các vướng mắc trong công tác khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; đảm bảo tốt quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế.

Các chỉ tiêu phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đều tăng so với cùng kỳ năm 2023.

Cụ thể, số người tham gia bảo hiểm xã hội đạt gần 17,4 triệu người, tăng 1,6%; trong đó, bảo hiểm xã hội bắt buộc hơn 15,9 triệu người; bảo hiểm xã hội tự nguyện trên 1,4 triệu người. Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 14,2 triệu người, tăng 1,67%. Gần 90,2 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, tăng 0,28%.

Báo cáo tại hội nghị về tình hình triển khai nhiệm vụ trên địa bàn, lãnh đạo Bảo hiểm xã hội các địa phương, cho biết một số giải pháp được các tỉnh tập trung đẩy mạnh, là công tác tham mưu chính quyền địa phương có thêm các chính sách hỗ trợ cho người khó khăn tham gia các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Cùng với đó, tăng cường công tác truyền thông; phân công cán bộ thu bám sát cơ sở, đơn vị sử dụng lao động để đốc thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đúng, đủ, kịp thời, đảm bảo quyền lợi của người lao động…

Các điểm cầu trực tuyến.
Các điểm cầu trực tuyến.

Kết luận hội nghị, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh đã thông tin về những đánh giá của Thủ tướng Chính phủ trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024.

Theo đó, Thủ tướng đánh giá, quý 1/2024, trong bối cảnh tình hình có những diễn biến mới, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực, toàn diện. Kết quả tháng 3/2024 cao hơn tháng 1 và tháng 2; tình hình quý 1/2024 khởi sắc hơn quý 1/2023 trên hầu hết các lĩnh vực; công tác an sinh xã hội có những “điểm sáng”.

CHI TRẢ KỊP THỜI CÁC QUYỀN LỢI VỀ BẢO HIỂM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Về nhiệm vụ thời gian tới của ngành, Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh chỉ đạo, Bảo hiểm xã hội các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành trên địa bàn trong thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục chủ động nắm bắt, đánh giá những vướng mắc trong thực tiễn tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho phù hợp.

Đặc biệt, cần phản ứng chính sách chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả về những vấn đề mới, khó, phức tạp, nhạy cảm.

Toàn cảnh hội nghị.
Toàn cảnh hội nghị.

Đối với công tác thu, phát triển người tham gia, cần tăng cường vai trò, hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế các cấp, phát huy vai trò người đứng đầu, giao chỉ tiêu, đánh giá, kiểm tra, kiểm điểm… Mặt khác, cần đổi mới hơn nữa nội dung, hình thức, phương pháp truyền thông.

Cùng với đó, cần chú trọng phát huy ưu thế của các hình thức, phương pháp truyền thông hiện đại, đa phương tiện, trên các ứng dụng internet; bảo đảm người dân có thể tiếp cận tốt nhất mọi thông tin về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Các đơn vị cũng cần tăng cường phối hợp để đôn đốc thu, giảm số tiền chậm đóng; giải quyết, chi trả kịp thời, đầy đủ các quyền lợi về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, đột xuất; kịp thời xử lý các hành vi vi phạm.

Bên cạnh đó, Tổng Giám đốc cũng yêu cầu các đơn vị cần khai thác, phát huy tối đa hiệu quả công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu của ngành; bảo đảm an toàn thông tin; thực hiện đồng bộ các biện pháp để quản lý quỹ an toàn, tăng trưởng bền vững, hiệu quả.

Nhiệm vụ quan trọng nữa là tiếp tục rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa các thủ tục hành chính; tiếp tục kiện toàn, tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ.

Ngoài ra, cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, hành chính - công vụ, phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; phân công, phân nhiệm rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ kết quả đi đôi với kiểm tra, giám sát của cấp trên với cấp dưới và kiểm tra chéo.

Tin mới

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Giám đốc điều hành Koji Sato đã kết thúc năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Toyota Motor Corp. bằng cách phá vỡ kỷ lục thu nhập của công ty khi đạt được những đỉnh cao mới về lợi nhuận, doanh thu và sản lượng. Nhưng ông Sato cũng cảnh báo rằng tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ hạ nhiệt, các ưu đãi của Mỹ có thể sẽ tăng lên và lợi nhuận có thể giảm nhẹ.
#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

Từng mắc phải sai lầm lớn cách đây gần 20 năm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách gỡ gạc và gia tăng độ phủ thương hiệu của mình tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam luôn là một thách thức với các thương hiệu xe Trung Quốc. Lý do nào cho thực trạng này? Và các nhà sản xuất ô tô quốc gia 1,4 tỷ dân này đang áp dụng những chiến lược mới gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới cao tới 100% đối với xe điện của Trung Quốc và thuế nhập khẩu bổ sung đối với các hàng hóa khác bao gồm cả chất bán dẫn, sớm nhất là vào tuần tới.
Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thương hiệu ô tô GAC đến từ Trung Quốc sẽ chính thức được Tập đoàn Tan Chong nhập khẩu, phân phối. Cụ thể, thương hiệu GAC sẽ được Tập đoàn Tan Chong phân phối thông qua công ty con TCSV (TC Services Việt Nam) và được uỷ quyền tham gia phân phối bán lẻ các loại ô tô, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế theo pháp luật Việt Nam.