Bảo vệ quyền riêng tư cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên số

Hồng Vinh
“Việc áp dụng tiêu chuẩn quản lý an toàn thông tin ISO/IEC 27001 giúp doanh nghiệp, tổ chức xác định, đánh giá và kiểm soát các rủi ro liên quan đến an toàn thông tin, từ đó bảo vệ thông tin một cách hiệu quả…”
Ông Nguyễn Đức Chung, Phó giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số TP.HCM chia sẻ tại Hội thảo, sáng 16/4.
Ông Nguyễn Đức Chung, Phó giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số TP.HCM chia sẻ tại Hội thảo, sáng 16/4.

Đó là khẳng định của Phó Chủ tịch VNISA phía Nam Nguyễn Bá Diệp tại hội thảo “ISO/IEC 27001 An toàn thông tin và bảo vệ quyền riêng tư đối với doanh nghiệp trong kỷ nguyên số” được tổ chức sáng 16/4 tại TP.HCM. Hội thảo do Chi hội An toàn thông tin phía Nam (VNISA phía Nam) phối hợp cùng Trung tâm Chuyển đổi số TP.HCM và Công ty DNV Việt Nam tổ chức.

Theo ông Diệp, kỷ nguyên số đã mang đến cho doanh nghiệp vô số cơ hội phát triển mới nhưng cũng đi kèm với những rủi ro an ninh mạng và quyền riêng tư ngày càng gia tăng. Thông tin trở thành tài sản chiến lược của doanh nghiệp, cần được bảo vệ một cách hiệu quả.

Bên cạnh những lợi ích, việc sử dụng dữ liệu thông tin cũng đi kèm với nhiều rủi ro về an ninh mạng và bảo vệ quyền riêng tư, có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp như: gây mất mát dữ liệu, thiệt hại nặng nề về tài chính, mất uy tín thương hiệu, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh… Do đó, việc xây dựng và áp dụng một hệ thống quản lý an toàn thông tin hiệu quả là điều cần thiết cho tất cả các doanh nghiệp và tổ chức.

Đồng quan điểm này, ông Nguyễn Đức Chung, Phó giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số TP.HCM, cho rằng: Chuyển đổi số đồng nghĩa với việc số hóa dữ liệu và sử dụng các hệ thống thông tin nhiều hơn. Điều này khiến cho các tổ chức dễ bị tấn công mạng và rò rỉ dữ liệu nếu không có biện pháp bảo mật. Tuân thủ các chuẩn về an toàn thông tin giúp thiết lập các biện pháp bảo mật cần thiết để bảo vệ dữ liệu và hệ thống khỏi các mối đe dọa… Từ đó, các tổ chức, đơn vị sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả hoạt động, khẳng định được giá trị cốt lõi, nâng cao vị thế và niềm tin yêu đối với khách hàng.

Nhận thấy tầm quan trọng của dữ liệu trong kỷ nguyên số và việc triển khai hệ thống quản lý an toàn thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2022, ông Hoàng Quang Hải, Đánh giá viên Trưởng tại DNV Việt Nam đã chia sẻ và cập nhật các yếu tố cơ bản của tiêu chuẩn, bao gồm: việc xác định, đánh giá và quản lý rủi ro, thiết lập chính sách và quy định an toàn thông tin, cùng với các biện pháp bảo mật kỹ thuật…

Thông qua các ví dụ và trải nghiệm thực tế, DNV Việt Nam và các chuyên gia an toàn thông tin đã giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cách thức triển khai và duy trì hệ thống an toàn thông tin theo tiêu chuẩn ISO/IEC 27001

Thực tế, các tiêu chuẩn về an toàn thông tin thời gian qua đã đóng vai trò thiết yếu trong việc bảo vệ dữ liệu và hệ thống thông tin của tổ chức. Tuy nhiên, việc tiếp cận và triển khai chuẩn ISO về an toàn thông tin được nhiều chuyên gia đánh giá là một quá trình đầy thách thức, đòi hỏi phải chuẩn bị kỹ lưỡng và thực hiện bài bản; Đồng thời, còn có sự cam kết và nỗ lực không chỉ lãnh đạo doanh nghiệp, hay bộ phận phụ trách công nghệ thông tin mà còn có sự tham gia thực hiện của tất cả các bên liên quan trong tổ chức.

Tin mới

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Giám đốc điều hành Koji Sato đã kết thúc năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Toyota Motor Corp. bằng cách phá vỡ kỷ lục thu nhập của công ty khi đạt được những đỉnh cao mới về lợi nhuận, doanh thu và sản lượng. Nhưng ông Sato cũng cảnh báo rằng tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ hạ nhiệt, các ưu đãi của Mỹ có thể sẽ tăng lên và lợi nhuận có thể giảm nhẹ.
#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

Từng mắc phải sai lầm lớn cách đây gần 20 năm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách gỡ gạc và gia tăng độ phủ thương hiệu của mình tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam luôn là một thách thức với các thương hiệu xe Trung Quốc. Lý do nào cho thực trạng này? Và các nhà sản xuất ô tô quốc gia 1,4 tỷ dân này đang áp dụng những chiến lược mới gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới cao tới 100% đối với xe điện của Trung Quốc và thuế nhập khẩu bổ sung đối với các hàng hóa khác bao gồm cả chất bán dẫn, sớm nhất là vào tuần tới.
Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thương hiệu ô tô GAC đến từ Trung Quốc sẽ chính thức được Tập đoàn Tan Chong nhập khẩu, phân phối. Cụ thể, thương hiệu GAC sẽ được Tập đoàn Tan Chong phân phối thông qua công ty con TCSV (TC Services Việt Nam) và được uỷ quyền tham gia phân phối bán lẻ các loại ô tô, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế theo pháp luật Việt Nam.