Bến Cát, Bình Dương hướng đến đô thị công nghiệp – dịch vụ - giao thông

Mộc Minh
Quy hoạch chung thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đến năm 2040 được chia làm 06 phân khu đô thị với diện tích lập quy hoạch là 23.435,4ha…
Định hướng đô thị Bến Cát đến năm 2030 là đô thị công nghiệp – dịch vụ, đến năm 2040 là trung tâm đô thị có chức năng đô thị công nghiệp – dịch vụ - đầu mối giao thông.
Định hướng đô thị Bến Cát đến năm 2030 là đô thị công nghiệp – dịch vụ, đến năm 2040 là trung tâm đô thị có chức năng đô thị công nghiệp – dịch vụ - đầu mối giao thông.

Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương vừa chủ trì cuộc họp cho ý kiến về Đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung thị xã Bến Cát đến năm 2040. Diện tích lập quy hoạch là 23.435,4ha (tổng diện tích đất tự nhiên toàn thị xã Bến Cát).

Ranh giới hành chính đô thị Bến Cát gồm 07 phường (Mỹ Phước, Thới Hòa, Tân Định, Hòa Lợi, Chánh Phú Hòa, An Tây, An Điền) và 01 xã Phú An. Khu vực nội thành gồm toàn bộ ranh giới hành chính của 07 phường và 01 xã, được phân chia thành 06 phân khu đô thị.

Trong đó, khu đô thị đơn chức năng là khu trung tâm hành chính - dịch vụ - công nghiệp, vị trí thuộc phía Đông sông Thị Tính và được giới hạn trên cơ sở tuyến đường Vành đai 4 ở phía Nam, đường Mỹ Phước - Tân Vạn - Bàu Bàng ở phía Đông.

Khu đô thị 02 chức năng là khu đô thị dịch vụ - giáo dục – công nghiệp, vị trí thuộc phía Đông sông Thị Tính và được giới hạn trên cơ sở tuyến đường Vành đai 4 ở phía Bắc, đường Mỹ Phước - Tân Vạn – Bàu Bàng ở phía Đông.

Khu đô thị 03 chức năng là khu đô thị công nghiệp – dịch vụ, vị trí được giới hạn trên cơ sở tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn – Bàu Bàng ở phía Tây, đường Vành đai 4 ở phía Nam.

Khu đô thị 04 chức năng là khu đô thị công nghiệp – dịch vụ, đầu mối hạ tầng kỹ thuật; vị trí được giới hạn trên cơ sở tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn – Bàu Bàng ở phía Tây, đường Vành đai 4 ở phía Nam.

Khu đô thị 05 chức năng là khu đô thị công nghiệp – dịch vụ, vị trí thuộc phía Tây sông Thị Tính đến giáp sông Sài Gòn và được giới hạn bởi tuyến đường Vành đai 4 ở phía Nam.

Khu đô thị 06 chức năng là khu đô thị cảng – dịch vụ; vị trí thuộc phía Tây sông Thị Tính đến giáp sông Sài Gòn và được giới hạn bởi tuyến đường Vành đai 4 ở phía Bắc.

Đô thị Bến Cát có vị trí trung tâm nối liền TP.Thủ Dầu Một, thị xã Tân Uyên và các huyện Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng, Dầu Tiếng.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh cho rằng "Cần quy hoạch hệ thống giao thông liền mạch từ TP.HCM kết nối với đô thị Thủ Dầu Một" - Ảnh: BD.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh cho rằng "Cần quy hoạch hệ thống giao thông liền mạch từ TP.HCM kết nối với đô thị Thủ Dầu Một" - Ảnh: BD.

Định hướng đô thị Bến Cát đến năm 2030 là đô thị công nghiệp – dịch vụ, đến năm 2040 là trung tâm đô thị có chức năng đô thị công nghiệp – dịch vụ - đầu mối giao thông; trong đó, công nghiệp theo hướng phát triển công nghiệp sạch, có công nghệ cao.

Giai đoạn 2021-2025, thực hiện nâng cấp 02 xã An Điền, An Tây thành phường làm cơ sở xây dựng thành phố Bến Cát; hoàn thành công tác nâng cấp đô thị Bến Cát đạt tiêu chí đô thị loại II vào năm 2025.

Giai đoạn 2026-2030, tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại II, xây dựng xã Phú An đạt tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu.

Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh cho rằng cần quy hoạch hệ thống giao thông liền mạch từ TP.HCM kết nối với đô thị Thủ Dầu Một, phát triển đô thị ven sông; quy hoạch quỹ đất dọc sông Thị Tính thành khu đô thị đại học… Thị xã Bến Cát và đơn vị tư vấn tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh đồ án theo các nội dung góp ý tại cuộc họp.

Tin mới

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Giám đốc điều hành Koji Sato đã kết thúc năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Toyota Motor Corp. bằng cách phá vỡ kỷ lục thu nhập của công ty khi đạt được những đỉnh cao mới về lợi nhuận, doanh thu và sản lượng. Nhưng ông Sato cũng cảnh báo rằng tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ hạ nhiệt, các ưu đãi của Mỹ có thể sẽ tăng lên và lợi nhuận có thể giảm nhẹ.
#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

Từng mắc phải sai lầm lớn cách đây gần 20 năm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách gỡ gạc và gia tăng độ phủ thương hiệu của mình tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam luôn là một thách thức với các thương hiệu xe Trung Quốc. Lý do nào cho thực trạng này? Và các nhà sản xuất ô tô quốc gia 1,4 tỷ dân này đang áp dụng những chiến lược mới gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới cao tới 100% đối với xe điện của Trung Quốc và thuế nhập khẩu bổ sung đối với các hàng hóa khác bao gồm cả chất bán dẫn, sớm nhất là vào tuần tới.
Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thương hiệu ô tô GAC đến từ Trung Quốc sẽ chính thức được Tập đoàn Tan Chong nhập khẩu, phân phối. Cụ thể, thương hiệu GAC sẽ được Tập đoàn Tan Chong phân phối thông qua công ty con TCSV (TC Services Việt Nam) và được uỷ quyền tham gia phân phối bán lẻ các loại ô tô, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế theo pháp luật Việt Nam.