Bị tẩy chay, Hyundai dừng sản xuất ôtô ở Trung Quốc

Hoài Thu
Trong bối cảnh căng thẳng khiến doanh số giảm tới 65%, Huyndai quyết định dừng sản xuất ôtô tại Trung Quốc
Huyndai đóng cửa 4 nhà máy ở Trung Quốc - Ảnh: CTV News.<br>
Huyndai đóng cửa 4 nhà máy ở Trung Quốc - Ảnh: CTV News.<br>
Tập đoàn Huyndai vừa tuyên bố dừng sản xuất ôtô tại Trung Quốc, nơi hiện là thị trường ôtô lớn nhất thế giới. Quyết định này được đưa ra sau loạt khó khăn mà hãng sản xuất xe lớn nhất Hàn Quốc phải gánh chịu khi bị khách hàng Trung Quốc tẩy chay.

Trong phiên giao dịch sáng 30/8 tại Seoul, cổ phiếu Hyundai giảm 3,8%, một ngày sau khi hãng này tuyên bố chi nhánh Beijing Hyundai Motor tại Trung Quốc dừng hoạt động 4 nhà máy, do các nhà cung cấp địa phương từ chối cung cấp phụ tùng cần thiết với lý do không nhận được thanh toán.

Quyết định của Huyndai là hệ quả trực tiếp của các động thái “trả đũa” về kinh tế của Trung Quốc đối với các công ty của Hàn Quốc sau khi Seoul cho phép Mỹ lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD nhằm chống lại Triều Tiên hồi đầu năm.

Động thái này khiến Bắc Kinh tức giận bởi cho rằng THAAD có thể được dùng để do thám quân đội Trung Quốc. Từ đó, nước này tuyên bố các biện pháp “trừng phạt” công ty của Hàn Quốc, trong đó các tập đoàn lớn như Hyundai và Lotte phải chịu hậu quả nặng nề do bị khách hàng Trung Quốc tẩy chay.

Huyndai cho biết doanh số sụt giảm tại Trung Quốc khiến chi nhánh của tập đoàn này tại đây không thể thanh toán đúng theo yêu cầu cho nhà cung cấp và buộc phải “đưa ra quyết định”. Truyền thông Hàn Quốc cho biết hóa đơn nợ của Beijing Huyndai hiện lên tới 17 triệu USD.

Liên doanh giữa Hyundai Motor và BAIC Motor - Beijing Hyundai chỉ sản xuất xe dành riêng cho Trung Quốc, thị trường lớn nhất của Hyundai. Tháng trước, doanh số của Huyndai tại thị trường này giảm tới 65%.

Trong quý 2/2017, lợi nhuận ròng của Huyndai chỉ đạt khoảng 815 triệu USD, giảm 48% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn dự báo của giới phân tích. Đây là quý giảm thứ 14 liên tiếp của tập đoàn Hàn Quốc.

Trước đó, thị trường Trung Quốc chiếm tới 25% doanh số của Huyndai và hãng này xuất xưởng khoảng 1,35 xe ôtô mỗi năm tại đây.

Các nhà máy của Huyndai tại Trung Quốc, gồm 3 điểm tại Bắc Kinh và một tại Hàng Châu, đã bắt đầu đóng cửa dần từ giữa tuần trước và chưa có kế hoạch mở lại, một người phát ngôn của Hyundai Motor cho biết.

Hiện Huyndai cũng phải chịu áp lực cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ Honda và Toyota cũng tại Mỹ - thị trường lớn thứ hai của hãng, cũng như tại quê nhà. Ở Hàn Quốc, cả Huyndai và công ty con Kia đều đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do người lao động đình công. Theo Bloomberg, các cuộc đình công của công nhân gần đây khiến tập đoàn này thiệt hại hơn 500 triệu USD.

“Môi trường kinh doanh nhìn chung không hề thân thiện”, Choi Byung-chul, Phó chủ tịch Hyundai nói sau khi hãng này công bố kết quả kinh doanh quý 2. “Chúng tôi sẽ phải đối mặt với tình hình khó khăn do các yếu tố từ bên ngoài trong nửa cuối năm 2017”.

Huyndai Motor, cùng với công ty con Kia, hiện là hãng sản xuất xe lớn thứ 5 thế giới, không phải là hãng xe nước ngoài đầu tiên “chịu trận” tại Trung Quốc. Năm 2012, Toyota cũng chứng kiến doanh số sụt giảm mạnh tại Trung Quốc bởi làn sóng tẩy chay hàng Nhật trong bối cảnh tranh chấp lãnh thổ giữa Tokyo và Bắc Kinh.

Tin mới

BYD muốn định nghĩa lại “xe sang” trong kỷ nguyên xe điện

BYD muốn định nghĩa lại “xe sang” trong kỷ nguyên xe điện

Nhà sản xuất xe điện Trung Quốc BYD sẽ giới thiệu chiếc sedan đầu tiên nằm trong phân khúc cao cấp của mình tại triển lãm ô tô Bắc Kinh, nhằm thách thức những hãng như Mercedes-Benz của Đức, hãng mà ba năm trước đã rút khỏi sự phát triển của thương hiệu Denza, với lý do doanh số bán hàng chậm.
#AutoHashtag: Vì sao Ford nhiều năm “bất bại” trong phân khúc xe bán tải ở Việt Nam?

#AutoHashtag: Vì sao Ford nhiều năm “bất bại” trong phân khúc xe bán tải ở Việt Nam?

Khởi nguyên là dòng xe nhắm đến đối tượng khách hàng nông dân ở các vùng ngoại ô, ngày nay, những chiếc xe bán tải mang thương hiệu Mỹ, Ford, đang được đông đảo người dùng tại đô thị săn tìm. Vì sao dòng xe này phát triển mạnh tại Việt Nam và vì sao Ford lại thành công đến vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon có thể là một khái niệm xa lạ và không tác động trực tiếp đến người mua ô tô, nhưng chúng là tài sản rất quan trọng mà các công ty ô tô cần cân nhắc. Trên thế giới, khái niệm này đã được nhiều quốc gia áp dụng và nhiều công ty đã thu được nguồn lợi không nhỏ.