Chưa xem xét giảm tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Thu Hằng
Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, việc điều chỉnh tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội sẽ tác động rất lớn đến bộ phận người tham gia. Vì vậy, việc giữ tỷ lệ đóng như hiện hành sẽ góp phần bảo đảm ổn định chính sách, và quyền lợi của người lao động...
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội vừa có phản hồi về kiến nghị của Hiệp hội Dệt may Việt Nam liên quan đến đề nghị nghiên cứu giảm tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội.

Thông tin về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế, hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm, hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động, hoặc chết, trên cơ sở đóng vào Quỹ Bảo hiểm xã hội.

Việc quy định tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội cần được xem xét trong việc xác định mô hình, chính sách, quyền lợi hưởng các chế độ của người lao động và nhân thân của họ, mức độ bao phủ, các yếu tố kinh tế vĩ mô, cũng như sự phát triển kinh tế, GDP bình quân đầu người...

Bộ cho rằng xét về tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội đơn thuần, thì Việt Nam là một trong những nước hiện cao tương đối so với các nước trong khu vực.

Tuy nhiên, theo tỷ lệ hưởng thì quyền lợi hưởng chế độ ốm đau và thai sản được đánh giá là cao, đặc biệt là chế độ hưu trí. Hiện cao nhất trên thế giới với tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa là 75%, trong khi các nước khác duy trì ở mức 35-50%.

“Việc thực hiện điều chỉnh tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội sẽ tác động rất lớn đến bộ phận người tham gia bảo hiểm xã hội nói riêng, và cả xã hội nói chung. Do đó, việc giữ tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội như hiện hành sẽ góp phần bảo đảm ổn định chính sách bảo hiểm xã hội, và quyền lợi của người lao động”, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nêu rõ.

Hiện nay, tỷ lệ đóng bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động là 10,5%, bao gồm bảo hiểm xã hội 8%, bảo hiểm y tế 1,5%, bảo hiểm thất nghiệp 1%. Người sử dụng lao động đóng 21,5%, trong đó 17,5% bảo hiểm xã hội, 3% bảo hiểm y tế và 1% bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, tổng tỷ lệ đóng của cả người lao động và người sử dụng lao động là 32%.

Thực tế, vấn đề giảm tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội không phải lần đầu mới được đề cập. Trước đó, hồi tháng 10 năm ngoái, 13 hiệp hội doanh nghiệp trong các lĩnh vực như dệt may, da giày – túi xách, thủy sản… cũng kiến nghị đưa tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động và người sử dụng lao động về mức đóng của năm 2009. Tức là người lao động đóng 5%, người sử dụng lao động đóng 15%, tổng là 20%.

Khi phản hồi nội dung này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng cho rằng mức đóng bảo hiểm xã hội đã được tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng, toàn diện trong các mối quan hệ như: Tương quan, phù hợp với mức hưởng; giá trị thực tế của mức đóng, mức hưởng; giữa thời gian đóng - hưởng, mức độ bao phủ của các chế độ; nguyên tắc chia sẻ chủ yếu đối với các chế độ ngắn hạn.

Việc đánh giá tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội cần được xem xét gắn với mối quan hệ giữa mức đóng với quyền lợi hưởng các chế độ, các yếu tố kinh tế vĩ mô, như sự phát triển kinh tế, GDP bình quân đầu người, cơ cấu kinh tế, sự phát triển của thị trường lao động, chi phí lao động…

Trước đó, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội chỉ được cân nhắc điều chỉnh tăng có lộ trình trong Luật bảo hiểm xã hội 2007. Từ Luật Bảo hiểm xã hội 2014 đến dự thảo Luật (sửa đổi) hiện nay đều không xem xét đến vấn đề này, để đảm bảo tính ổn định, bền vững.

Tin mới

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Giám đốc điều hành Koji Sato đã kết thúc năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Toyota Motor Corp. bằng cách phá vỡ kỷ lục thu nhập của công ty khi đạt được những đỉnh cao mới về lợi nhuận, doanh thu và sản lượng. Nhưng ông Sato cũng cảnh báo rằng tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ hạ nhiệt, các ưu đãi của Mỹ có thể sẽ tăng lên và lợi nhuận có thể giảm nhẹ.
#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

Từng mắc phải sai lầm lớn cách đây gần 20 năm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách gỡ gạc và gia tăng độ phủ thương hiệu của mình tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam luôn là một thách thức với các thương hiệu xe Trung Quốc. Lý do nào cho thực trạng này? Và các nhà sản xuất ô tô quốc gia 1,4 tỷ dân này đang áp dụng những chiến lược mới gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới cao tới 100% đối với xe điện của Trung Quốc và thuế nhập khẩu bổ sung đối với các hàng hóa khác bao gồm cả chất bán dẫn, sớm nhất là vào tuần tới.
Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thương hiệu ô tô GAC đến từ Trung Quốc sẽ chính thức được Tập đoàn Tan Chong nhập khẩu, phân phối. Cụ thể, thương hiệu GAC sẽ được Tập đoàn Tan Chong phân phối thông qua công ty con TCSV (TC Services Việt Nam) và được uỷ quyền tham gia phân phối bán lẻ các loại ô tô, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế theo pháp luật Việt Nam.