Cơ hội cho các nhà sản xuất điện thoại thông minh khi Apple rút lui khỏi ngành ô tô

Hoàng Lâm
Apple có thể đã ngừng nỗ lực sản xuất ô tô điện nhưng nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc Xiaomi đang tăng tốc. Ngay cả khi Tesla và BYD thống trị thị trường trong nước, các nhà sản xuất điện thoại thông minh vẫn có tiềm năng tạo ra một khoảng trống trong thị trường xe điện bão hòa của Trung Quốc.
Cơ hội cho các nhà sản xuất điện thoại thông minh khi Apple rút lui khỏi ngành ô tô - Ảnh 1

Nhà sản xuất điện thoại thông minh Trung Quốc Xiaomi đã bắt đầu nhận đơn đặt hàng cho mẫu xe điện đầu tiên của mình, dự kiến sẽ giao hàng từ ngày 28 tháng 3. Công ty chưa công bố giá cho model SU7, nhưng ước tính dao động từ 200.000 nhân dân tệ (27.865 USD) đến 370.000 nhân dân tệ.

Công ty có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết hôm thứ Ba rằng các đơn đặt hàng có thể được thực hiện ngay lập tức, nhưng họ không tiết lộ giá của mẫu sedan đã được chờ đợi từ lâu.

Cổ phiếu của Xiaomi ngay lập tức đã tăng 12% vào thứ Ba sau khi hãng này cho biết sẽ bắt đầu bán những chiếc xe SU7 rất được mong đợi trong tháng này. Công ty đã chi hơn 10 tỷ Nhân dân tệ (1,4 tỷ USD) và hơn 3 năm để phát triển ô tô.

SU7 được trang bị các tính năng thông minh như hệ thống lái tự động và buồng lái kỹ thuật số, đang được trưng bày tại 59 showroom ở 29 thành phố trên khắp Trung Quốc.

Mẫu xe này được bán ra thị trường ba năm sau khi Xiaomi mạo hiểm đầu tư vào xe điện để đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình. Người sáng lập và Giám đốc điều hành Lei Jun đã tiết lộ thông tin chi tiết về chiếc xe vào tháng 12/2023, bày tỏ tham vọng chế tạo một chiếc xe mơ ước ngang bằng với Tesla cho người tiêu dùng Trung Quốc đại lục.

Trong ba năm đó, BYD của Trung Quốc đã nắm giữ thị trường địa phương với hơn một phần ba lĩnh vực này. Các khoản hỗ trợ hào phóng của chính quyền đối với việc mua xe điện đã kết thúc vào năm 2022. Trong năm qua, cuộc chiến về giá giữa các tập đoàn trong nước và Tesla ngày càng gia tăng, gây áp lực lên tỷ suất lợi nhuận.

Theo dữ liệu từ Hiệp hội Xe khách Trung Quốc, trong khi đó, doanh số bán xe điện chạy bằng pin đã tăng 18,2% trong hai tháng đầu năm, chậm hơn so với mức 21% của cả năm ngoái.

Bất chấp những thách thức ngày càng tăng, SU7 của Xiaomi có một số yếu tố khác biệt nhhuw mối quan hệ hợp tác với Tập đoàn Ô tô Bắc Kinh thuộc sở hữu nhà nước để sản xuất xe điện, điều này mang lại lợi thế cho họ trong sản xuất.

Xiaomi cho biết SU7 có hiệu suất ngang tầm một chiếc xe thể thao, được trang bị động cơ điện HyperEngine do hãng tự phát triển, tạo ra tốc độ lên tới 21.000 vòng/phút. Nó sử dụng pin từ CATL của Trung Quốc, cung cấp phạm vi lái xe lên tới 800 km. SU7 có thể tăng tốc từ 0-100km/h trong 2,8 giây.

Tuy nhiên, lợi thế lớn nhất sẽ đến từ việc tiếp cận công nghệ thông minh và khả năng tích hợp ô tô với điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác trong danh mục đầu tư của mình.

Cho đến thời điểm hiện tại, các nhà sản xuất xe điện trong nước của Trung Quốc đều tập trung vào xe điện dành cho thị trường đại chúng giá cả phải chăng hoặc phân khúc cao cấp bằng cách tung ra các siêu xe hoặc SUV hạng sang cỡ lớn.

Cơ hội cho các nhà sản xuất điện thoại thông minh khi Apple rút lui khỏi ngành ô tô - Ảnh 2

Xiaomi có chỗ để tạo ra một thị trường ngách có lợi nhuận bằng cách tạo sự khác biệt cho các phương tiện sử dụng phần mềm và chức năng thông minh.

Zhao Zhen, giám đốc bán hàng của đại lý Wan Zhuo Auto có trụ sở tại Thượng Hải cho biết: “Vì sự cạnh tranh khốc liệt, Xiaomi cần cung cấp mẫu xe mới với mức giá hấp dẫn để đạt được doanh số bán hàng cao. Ngày nay, tài xế Trung Quốc có rất nhiều lựa chọn trong thị trường quá đông đúc”.

Mẫu xe này cũng sẽ cạnh tranh với một loạt các mẫu xe thuần điện hiện có, bao gồm Zeekr 001, BYD Seal và Xpeng P7, tất cả đều đang được giảm giá mạnh khi các nhà sản xuất ô tô nỗ lực hết mình để bảo vệ thị phần của họ.

Đơn vị xe điện cao cấp Zeekr của Geely đã giảm 10% giá mẫu sedan 001 được làm mới. Zeekr 001 nâng cấp hiện có giá từ 269.000 nhân dân tệ đến 329.000 nhân dân tệ, so với 300.000 nhân dân tệ đến 386.000 nhân dân tệ của mẫu đã ngừng sản xuất.

Trong tháng này, Xpeng đã giảm giá khởi điểm của mẫu sedan P7 thêm 20.000 nhân dân tệ, tương đương 9%, xuống còn 203.900 nhân dân tệ.

Ngày 1 tháng 3, Tesla tuyên bố sẽ trợ cấp 8.000 nhân dân tệ cho những người mua mua bảo hiểm ô tô từ các đối tác của mình.

Vào cuối tháng 2, BYD, nhà lắp ráp xe điện lớn nhất thế giới, đã giảm giá phiên bản cơ bản của Seal 25.000 nhân dân tệ, tương đương 11,7%, xuống còn 187.800 nhân dân tệ.

Cui Dongshu, Tổng thư ký Hiệp hội xe khách Trung Quốc, cho biết vào tháng trước rằng hầu hết các nhà sản xuất ô tô có thể sẽ tiếp tục giảm giá để giữ thị phần, điều này có thể định hình lại thị trường nội địa.

Fitch Ratings đã cảnh báo vào tháng 11 năm ngoái vấn đề tăng trưởng doanh số bán xe điện ở Trung Quốc có thể giảm xuống còn 20% vào năm 2024, từ mức 37% của năm ngoái, trong bối cảnh kinh tế bất ổn và cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Các nhà sản xuất điện thoại thông minh, vốn sở hữu nhiều công nghệ như camera, cảm biến và kết nối vệ tinh, đang có khởi đầu trong cuộc đua tạo ra ô tô thông minh. Ví dụ, Xiaomi sở hữu công nghệ lái xe tự động độc quyền sử dụng thuật toán nhận thức, camera độ phân giải cao và radar siêu âm để nâng cao tầm nhìn, lái xe chính xác và tránh va chạm.

Cơ hội cho các nhà sản xuất điện thoại thông minh khi Apple rút lui khỏi ngành ô tô - Ảnh 3

Nhà sản xuất điện thoại thông minh Huawei cũng đã ra mắt Aito M9 với giá khoảng 66.500 USD.

Huawei vốn được biết đến là một trong những nhà sản xuất thiết bị viễn thông và điện thoại thông minh (smartphone) hàng đầu thế giới. Giờ đây, hãng này tuyên bố sẽ sản xuất ô tô điện. Trước đó, Huawei đã có một thời gian cộng tác với các hãng sản xuất ô tô về công nghệ xe hơi như công nghệ xe tự lái.

Chiếc xe đầu tiên sử dụng hệ điều hành HarmonyOS của Huawei được hãng đặt tên là Aito M5, chạy bằng hai nhiên liệu điện và xăng. 

Cổ phiếu của Xiaomi đã tăng khoảng 30% trong năm qua và giao dịch ở mức thu nhập dự phóng gấp 20 lần, cao hơn cả đối thủ điện thoại thông minh trong nước và xe điện. Điều đó phản ánh kỳ vọng tăng trưởng từ hoạt động kinh doanh xe điện của hãng.

Xiaomi cũng tranh thủ sự quan tâm đến thương hiệu của hàng triệu người dùng điện thoại thông minh để vượt qua việc xuất hiện muộn màng trên thị trường xe điện.

Tin mới

BYD muốn định nghĩa lại “xe sang” trong kỷ nguyên xe điện

BYD muốn định nghĩa lại “xe sang” trong kỷ nguyên xe điện

Nhà sản xuất xe điện Trung Quốc BYD sẽ giới thiệu chiếc sedan đầu tiên nằm trong phân khúc cao cấp của mình tại triển lãm ô tô Bắc Kinh, nhằm thách thức những hãng như Mercedes-Benz của Đức, hãng mà ba năm trước đã rút khỏi sự phát triển của thương hiệu Denza, với lý do doanh số bán hàng chậm.
#AutoHashtag: Vì sao Ford nhiều năm “bất bại” trong phân khúc xe bán tải ở Việt Nam?

#AutoHashtag: Vì sao Ford nhiều năm “bất bại” trong phân khúc xe bán tải ở Việt Nam?

Khởi nguyên là dòng xe nhắm đến đối tượng khách hàng nông dân ở các vùng ngoại ô, ngày nay, những chiếc xe bán tải mang thương hiệu Mỹ, Ford, đang được đông đảo người dùng tại đô thị săn tìm. Vì sao dòng xe này phát triển mạnh tại Việt Nam và vì sao Ford lại thành công đến vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon có thể là một khái niệm xa lạ và không tác động trực tiếp đến người mua ô tô, nhưng chúng là tài sản rất quan trọng mà các công ty ô tô cần cân nhắc. Trên thế giới, khái niệm này đã được nhiều quốc gia áp dụng và nhiều công ty đã thu được nguồn lợi không nhỏ.