Doanh thu du lịch của Quảng Bình tăng gần 74%

Nguyễn Thuấn Thiên Anh
Trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượt khách du lịch đến Quảng Bình dự ước đạt khoảng gần 1,4 triệu lượt khách, tăng 37,4% so với cùng kỳ. Doanh thu từ khách du lịch của tỉnh này ước đạt hơn 1.578 tỷ đồng, tăng 73,7% so với cùng kỳ.
Du khách đến trải nghiệm tại Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng.  Ảnh: LPL
Du khách đến trải nghiệm tại Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Ảnh: LPL

Thông tin từ Sở Du lịch Quảng Bình cho biết, tháng 4/2024, các chỉ tiêu phát triển du lịch trong tỉnh đều tăng cao so với cùng kỳ năm 2023. Cụ thể, tổng lượt khách du lịch đến Quảng Bình dự ước đạt khoảng 411.000 lượt khách, tăng 17,43% so với cùng kỳ, trong đó khách nội địa ước đạt 396.300 lượt khách, tăng 17,25%; khách quốc tế ước đạt 14.700 lượt khách, tăng 22,5%. Tổng thu từ khách du lịch dự ước đạt khoảng hơn 472 tỷ đồng, tăng 19,51% so với cùng kỳ.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượt khách du lịch đến Quảng Bình dự ước đạt khoảng gần 1,4 triệu lượt khách, tăng 37,4% so với cùng kỳ. Doanh thu từ khách du lịch ước đạt hơn 1.578 tỷ đồng, tăng 73,7% so với cùng kỳ.

Về dịch vụ lưu trú, khách lưu trú tháng 4/2024 tỉnh này đạt 163.315 lượt khách, tăng 12,96% so với cùng kỳ. Doanh thu dịch vụ lưu trú đạt 52,643 tỷ đồng, tăng 14,21%.

Trong 4 tháng đầu năm 2024, tổng khách lưu trú Quảng Bình ước đạt 583.317 lượt khách, tăng 10% so với cùng kỳ; doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 193,89 tỷ đồng, tăng 13,54% so với cùng kỳ.

Được biết, toàn tỉnh Quảng Bình hiện có 532 cơ sở lưu trú đang hoạt động với 8.475 phòng, 16.200 giường; 4 nhà hàng và 1 cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm đã được cấp biển hiệu đạt chuẩn phục vụ khách du lịch.

Tại tỉnh này cũng có 48 đơn vị lữ hành, trong đó có 26 đơn vị lữ hành quốc tế, 22 đơn vị lữ hành nội địa; 343 hướng dẫn viên được cấp thẻ hoạt động với 169 hướng dẫn viên du lịch quốc tế và 174 hướng dẫn viên du lịch nội địa.

Để chuẩn bị cho mùa du lịch cao điểm năm 2024, Sở Du lịch Quảng Bình đã tăng cường chỉ đạo các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, chuẩn bị cơ sở vật chất, nguồn nhân lực đảm bảo công tác phục vụ khách du lịch trong dịp lễ 30/4 - 01/5, mùa du lịch Hè năm 2024 và chủ động nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch với mục tiêu tiếp tục xây dựng một môi trường du lịch an toàn, thân thiện, hiếu khách.

Những ngày này, dù mùa du lịch cao điểm chưa thực sự bắt đầu nhưng tại nhiều địa điểm của du lịch Quảng Bình đã rộn ràng đón nhiều du khách. Như tại trung tâm thị trấn Phong Nha (Bố Trạch), đã có rất đông du khách quốc tế ở các cơ sở lưu trú hay địa điểm kinh doanh dịch vụ. Ngoài ra, các điểm dịch vụ du lịch dọc bờ biển Nhật Lệ, Quang Phú, Bảo Ninh của tỉnh này đang rục rịch để chuẩn bị cơ sở vật chất, dịch vụ cho một mùa du lịch sôi động. 

Theo đại diện Sở Du lịch Quảng Bình cho biết, năm 2024, sở này sẽ phối hợp với các sở, ngành, đơn vị kêu gọi, khuyến khích phát triển các dịch vụ thể thao trên biển, như: Lướt ván, mô tô nước, dù bay, đua thuyền buồm; đôn đốc đẩy nhanh tiến độ triển khai các khu nghỉ dưỡng, giải trí thể thao tại điểm du lịch bãi biển. Ngoài ra, sở cũng chỉ đạo các doanh nghiệp phát triển thêm các nhóm sản phẩm du lịch mới, như: Du lịch lễ hội, du lịch MICE, các sản phẩm du lịch đường sông trên các tuyến thủy nội địa Nhật Lệ - Long Đại, sông Gianh, sông Son, sông Chày; các dịch vụ giải trí ban đêm…Các hoạt động, sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch sắp diễn ra sẽ là cơ hội tốt, để du lịch biển Quảng Bình tiếp tục tạo ấn tượng mạnh mẽ đối với du khách.

Tin mới

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Giám đốc điều hành Koji Sato đã kết thúc năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Toyota Motor Corp. bằng cách phá vỡ kỷ lục thu nhập của công ty khi đạt được những đỉnh cao mới về lợi nhuận, doanh thu và sản lượng. Nhưng ông Sato cũng cảnh báo rằng tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ hạ nhiệt, các ưu đãi của Mỹ có thể sẽ tăng lên và lợi nhuận có thể giảm nhẹ.
#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

Từng mắc phải sai lầm lớn cách đây gần 20 năm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách gỡ gạc và gia tăng độ phủ thương hiệu của mình tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam luôn là một thách thức với các thương hiệu xe Trung Quốc. Lý do nào cho thực trạng này? Và các nhà sản xuất ô tô quốc gia 1,4 tỷ dân này đang áp dụng những chiến lược mới gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới cao tới 100% đối với xe điện của Trung Quốc và thuế nhập khẩu bổ sung đối với các hàng hóa khác bao gồm cả chất bán dẫn, sớm nhất là vào tuần tới.
Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thương hiệu ô tô GAC đến từ Trung Quốc sẽ chính thức được Tập đoàn Tan Chong nhập khẩu, phân phối. Cụ thể, thương hiệu GAC sẽ được Tập đoàn Tan Chong phân phối thông qua công ty con TCSV (TC Services Việt Nam) và được uỷ quyền tham gia phân phối bán lẻ các loại ô tô, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế theo pháp luật Việt Nam.