Dự án gần 120 tỷ dang dở giữa lòng thành phố Thanh Hóa

Nguyễn Thuấn Thiên Anh
Đây là Dự án Hồ Thành khu vực II, sau hơn 10 năm được phê duyệt, đến nay vẫn chưa hoàn thiện, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho khu dân cư...

Dự án Hồ Thành II được UBND thành phố Thanh Hóa ra quyết định phê duyệt đầu tư ngày 1/10/2014. Dự án gồm các hạng mục hồ điều hòa, đường dạo quanh hồ, cầu cảnh, thoát nước, điện chiếu sáng.

Mục tiêu nhằm khôi phục lại Hồ Thành xưa (là một phần của dự án Hồ Thành xưa), bao gồm hệ thống mặt nước, cây xanh bóng mát kết hợp tuyến đường đi bộ và khu tập thể thao, nơi tập trung vui chơi, giải trí của người dân, nâng cao chất lượng sống và môi trường đô thị... Góp phần hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp, điều hòa liên thông và tiêu thoát cục bộ cho khu vực nội thành của thành phố Thanh Hóa.

Dự án nằm giữa trung tâm thành phố Thanh Hóa, phía Bắc giáp đại lộ Lê Lợi, phía Nam và phía Tây giáp Hồ Thành, phía Đông giáp đường Hạc Thành, diện tích 135.543m2, với tổng mức đầu tư gần 120 tỷ đồng, thời gian thực hiện không quá 5 năm.

Sau một thời gian thi công, từ năm 2020 đến nay dự án đã tạm dừng xây dựng, để lại nhiều hệ lụy và gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường và bức xúc trong nhân dân.

Rác và nước thải tại khu vực dự án gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường.
Rác và nước thải tại khu vực dự án gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường.

Có mặt tại công trường đang thi công dang dở này, VnEconomy ghi nhận tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nước mương xung quanh dự án đen ngòm, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Mặc dù đã đeo khẩu trang nhưng mùi hôi vẫn xộc thẳng vào mũi. Nhiều diện tích mặt hồ kín đặc bèo tây, có đoạn bị thu hẹp do rác thải, bùn đất bồi lắng, bị che lấp bởi những bụi cây dại mọc um tùm.

Bên trong dự án đã thi công được một số hạng mục như kè đá bờ hồ, lắp đặt lan can an toàn quanh hồ. Tại nhiều khu vực, vật liệu xây dựng vẫn còn ngổn ngang vứt bừa bãi, không có bóng dáng của công nhân đang làm việc. Cảnh tượng những khu này trở nên hoang tàn, không khác gì công trình hoang.

Những căn nhà đã nhận đền bù, chủ nhân di chuyển đến nơi ở mới nhưng chưa được tháo dỡ do ngừng thi công
Những căn nhà đã nhận đền bù, chủ nhân di chuyển đến nơi ở mới nhưng chưa được tháo dỡ do ngừng thi công

Chị Lê Thị Mai một người dân sinh sống ở gần dự án, bức xúc nói: "Những ngày nắng nóng như hiện nay, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, ảnh hưởng đến đời sống của nhiều hộ dân như gia đình tôi. Vì vậy, mong cơ quan chức năng sớm triển khai các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng trên, đảm bảo môi trường sống trong lành cho nhân dân".

Theo lãnh đạo UBND phường Tân Sơn cho biết, trong các hội nghị tiếp xúc cử tri, người dân có ý kiến về việc đẩy nhanh tiến độ dự án, lãnh đạo phường báo cáo lên UBND thành phố Thanh Hóa nhưng chắc do liên quan nhiều vấn đề nên gây chậm trễ.

Mặt hồ kín đặc bèo tây, có đoạn bị thu hẹp do rác thải
Mặt hồ kín đặc bèo tây, có đoạn bị thu hẹp do rác thải

Nguyên nhân dự án phải tạm thời dừng, được đại diện Ban Quản lý các dự án quy hoạch xây dựng thành phố Thanh Hóa lý giải là do công tác giải phóng mặt bằng. Cụ thể là trong tổng số 10 hộ dân có nhà, đất phải thu hồi để phục vụ dự án, mới chỉ có 3 hộ chấp thuận phương án đền bù, hỗ trợ đã nhận tiền, đất tái định cư và bàn giao mặt bằng. Còn lại 7 hộ chưa đồng ý với phương án đền bù.

Ngoài ra còn có nguyên nhân do vướng mắc trong việc xác định giá đất, bố trí quỹ đất tái định cư cho các hộ này. Nhưng mới đây, nhờ sự chỉ đạo của Thành ủy, UBND và các cấp, ngành thành phố, các khó khăn, vướng mắc đã được tháo gỡ, 7 hộ còn lại đã nhất trí nhận đền bù, hỗ trợ và đất tái định cư để di chuyển đến nơi ở mới, dự kiến sẽ được bố trí tái định cư tại mặt bằng 425 phường Phú Sơn và mặt bằng khu dân cư phường Quảng Thành.

Đại diện Ban Quản lý các dự án quy hoạch xây dựng thành phố Thanh Hóa cho biết thêm, lãnh đạo Thành ủy thành phố Thanh Hóa cũng đã chỉ đạo UBND thành phố phải nhanh chóng có giải pháp tháo gỡ khó khăn của dự án. Dự kiến trong khoảng tháng 5, hoặc chậm nhất là tháng 6, dự án này sẽ được thi công trở lại.

Tin mới

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Giám đốc điều hành Koji Sato đã kết thúc năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Toyota Motor Corp. bằng cách phá vỡ kỷ lục thu nhập của công ty khi đạt được những đỉnh cao mới về lợi nhuận, doanh thu và sản lượng. Nhưng ông Sato cũng cảnh báo rằng tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ hạ nhiệt, các ưu đãi của Mỹ có thể sẽ tăng lên và lợi nhuận có thể giảm nhẹ.
#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

Từng mắc phải sai lầm lớn cách đây gần 20 năm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách gỡ gạc và gia tăng độ phủ thương hiệu của mình tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam luôn là một thách thức với các thương hiệu xe Trung Quốc. Lý do nào cho thực trạng này? Và các nhà sản xuất ô tô quốc gia 1,4 tỷ dân này đang áp dụng những chiến lược mới gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới cao tới 100% đối với xe điện của Trung Quốc và thuế nhập khẩu bổ sung đối với các hàng hóa khác bao gồm cả chất bán dẫn, sớm nhất là vào tuần tới.
Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thương hiệu ô tô GAC đến từ Trung Quốc sẽ chính thức được Tập đoàn Tan Chong nhập khẩu, phân phối. Cụ thể, thương hiệu GAC sẽ được Tập đoàn Tan Chong phân phối thông qua công ty con TCSV (TC Services Việt Nam) và được uỷ quyền tham gia phân phối bán lẻ các loại ô tô, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế theo pháp luật Việt Nam.