Gần 5.500 tỷ đồng nâng cấp sân bay Côn Đảo, đón 2 triệu khách/năm bằng tàu bay lớn

Anh Tú
Đến năm 2030, cảng hàng không Côn Đảo nâng công suất lên 4 lần theo quy hoạch được duyệt trước đó, lên 2 triệu khách/năm và có thể đón các loại máy bay lớn như A320, A321…
Bãi tắm Đầm Trầu nằm ngay cạnh đường băng của sân bay Cỏ Ống (Cảng hàng không Côn Đảo).
Bãi tắm Đầm Trầu nằm ngay cạnh đường băng của sân bay Cỏ Ống (Cảng hàng không Côn Đảo).

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải vừa ban hành quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch cảng hàng không Côn Đảo giai đoạn đến năm 2030. Theo đó, sân bay Côn Đảo nằm tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có chức năng là sân bay nội địa, dùng chung dân dụng và quân sự.

Theo đó, sân bay Côn Đảo được nâng cấp từ 3C lên cấp 4C theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) và sân bay quân sự cấp II. Trong điều chỉnh quy hoạch lần này, công suất sân bay Côn Đảo được nâng lên 2 triệu hành khách/năm và 4.400 tấn hàng hóa/năm.

 
Sân bay Côn Đảo nâng cấp gấp đôi số chỗ đỗ máy bay, lên 8 vị trí, có thể khai thác máy bay code C như Airbus A 320, A321 hoặc tương đương. Tổng nhu cầu sử dụng đất khoảng 181,745 ha, gồm 104,604 ha diện tích đất sân bay hiện hữu và diện tích đất bổ sung khoảng 76,908 ha. Trong đó, dành 32,266 ha dự trữ kéo dài đường băng khi có nhu cầu.

Trước đó, Cục Hàng không Việt Nam đã trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không Côn Đảo giai đoạn đến năm 2030 với nguồn vốn để đầu tư, nâng cấp khoảng 5.400 tỷ đồng.

Được biết, hiện sân bay Côn Đảo chỉ khai thác ban ngày với năng lực phục vụ 400.000 hành khách/năm. Theo quy hoạch được duyệt, đến năm 2025 công suất sân bay Côn Đảo đạt 500.000 khách/năm. 

Đường băng hiện hữu của sân bay Côn Đảo dài 1.830m, rộng 30m, chỉ khai thác máy bay loại nhỏ như ATR 72 và tương đương.

Do đó, điều chỉnh quy hoạch lần này đặt mục tiêu cải tạo, nâng cấp đường băng đạt kích thước dài 1.830m, rộng 45m và lề mỗi bên rộng 7,5m để khai thác được máy bay code C như Airbus A 320, A321 và tương đương.

Đồng thời, tăng gấp đôi số chỗ đỗ máy bay từ 4 chỗ hiện nay lên 8 chỗ, dự trữ quỹ đất mở rộng sân đỗ về phía đông khi có nhu cầu. Quy hoạch xây dựng đường lăn song song cách tim đường băng khoảng 172,5m. Quy hoạch xây dựng 3 đường lăn nối từ đường băng vào đường lăn song song và sân đỗ máy bay để tăng năng lực khai thác.

Về các công trình quản lý, điều hành bay tại sân bay Côn Đảo, sẽ xây dựng mới đài kiểm soát không lưu phía đông nhà ga hành khách. Quy hoạch hệ thống đèn tiếp cận chính xác, hệ hống thiết bị hạ cánh chính xác CAT I tại đầu 11 của đường băng…

Ngoài ra, quy hoạch xây dựng nhà ga mới phía Đông Nam nhà ga hiện hữu, 2 cao trình, đáp ứng công suất khai thác 2 triệu hành khách/năm, dự trữ quỹ đất mở rộng về phía Đông khi có nhu cầu. Quy hoạch vị trí nhà ga hàng hóa phía Tây nhà ga hành khách trên khu đất có diện tích khoảng 4.315m2, xây dựng khi có nhu cầu.

Với đường trục vào sân bay Côn Đảo sẽ xây dựng đồng bộ với nhà ga hành khách gồm 1 đường trục chính 4 làn xe chạy kết nối từ tuyến đường trục khu đô thị Cỏ Ống vào khu vực sân bay. Quy hoạch xây dựng cầu cạn dẫn từ hệ thống đường giao thông lên tầng 2 nhà ga hành khách. Xây dựng mới sân đỗ ôtô trước nhà ga hành khách đồng bộ đảm bảo khai thác 2 triệu hành khách/năm.

 
Hiện sân bay Côn Đảo đang có mức tăng trưởng hành khách vượt tốc độ dự báo. Trong năm 2020, dù tình hình dịch bệnh Covid-19 có những diễn biến phức tạp, nhưng lượng vận chuyển hành khách tại Cảng hàng không Côn Đảo vẫn đạt 447.750 hành khách, tăng 4,1% so với năm 2019, xấp xỉ mức dự báo vào năm 2025. Công suất tiếp nhận hành khách tại Cảng hàng không Côn Đảo đã vượt qua công suất nhà ga hành khách hiện tại.

 

Tin mới

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Giám đốc điều hành Koji Sato đã kết thúc năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Toyota Motor Corp. bằng cách phá vỡ kỷ lục thu nhập của công ty khi đạt được những đỉnh cao mới về lợi nhuận, doanh thu và sản lượng. Nhưng ông Sato cũng cảnh báo rằng tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ hạ nhiệt, các ưu đãi của Mỹ có thể sẽ tăng lên và lợi nhuận có thể giảm nhẹ.
#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

Từng mắc phải sai lầm lớn cách đây gần 20 năm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách gỡ gạc và gia tăng độ phủ thương hiệu của mình tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam luôn là một thách thức với các thương hiệu xe Trung Quốc. Lý do nào cho thực trạng này? Và các nhà sản xuất ô tô quốc gia 1,4 tỷ dân này đang áp dụng những chiến lược mới gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới cao tới 100% đối với xe điện của Trung Quốc và thuế nhập khẩu bổ sung đối với các hàng hóa khác bao gồm cả chất bán dẫn, sớm nhất là vào tuần tới.
Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thương hiệu ô tô GAC đến từ Trung Quốc sẽ chính thức được Tập đoàn Tan Chong nhập khẩu, phân phối. Cụ thể, thương hiệu GAC sẽ được Tập đoàn Tan Chong phân phối thông qua công ty con TCSV (TC Services Việt Nam) và được uỷ quyền tham gia phân phối bán lẻ các loại ô tô, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế theo pháp luật Việt Nam.