Gấp rút đầu tư 15.900 tỷ đồng xây đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài

Anh Tú
UBND TP. Hồ Chí Minh đề nghị Hội đồng nhân dân thành phố đồng thuận đề xuất xây dựng cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài 50 km, với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 15.900 tỷ đồng. Tuyến đường được kỳ vọng sẽ xóa thế độc đạo Quốc lộ 22, rút ngắn thời gian sang Campuchia...
Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Lê Hòa Bình trình bày tờ trình về đề xuất thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh– Mộc Bài.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Lê Hòa Bình trình bày tờ trình về đề xuất thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh– Mộc Bài.

Ngày 18/10, tại kỳ họp thứ 3 Hội đồng nhân dân TP. Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, UBND TP. Hồ Chí Minh có tờ trình Hội đồng nhân dân Thành phố về đề xuất thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh).

UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết Ban Thường vụ Thành ủy TP. Hồ Chí Minh đã đồng ý chủ trương thực hiện dự án BOT đầu tư xây dựng cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài theo đề xuất của Ban cán sự Đảng UBND thành phố.

Cùng với đó, Thủ tướng Chính phủ đồng ý giao UBND TP. Hồ Chí Minh làm cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai thực hiện dự án xây dựng đường cao tốc này. UBND TP. Hồ Chí Minh giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông lập, trình thẩm định hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.

Để có cơ sở triển khai các bước tiếp theo, UBND TP. Hồ Chí Minh đề nghị Hội đồng nhân dân Thành phố xem xét và đồng thuận đề xuất thực hiện dự án xây dựng đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài.

 
Cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài có chiều dài toàn tuyến là 50km, trong đó, đoạn qua TP. Hồ Chí Minh dài 23,7km. Tuyến đường có 8 làn xe, đoạn còn lại trên địa phận tỉnh Tây Ninh có 6 làn xe. Dự án được đầu tư theo phương thức đối tác công tư PPP, loại hợp đồng BOT, với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 15.900 tỷ đồng.

Theo UBND TP. Hồ Chí Minh, dự án này nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa và giảm tải cho Quốc lộ 22.

Đây sẽ là tuyến giao thông xuyên Á, kết nối các trung tâm kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu, các đô thị của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với các đầu mối cảng biển, cảng hàng không quốc tế và khu vực kinh tế ASEAN.

Dự án cũng nhằm phát huy lợi thế các tuyến cao tốc đã và đang được đầu tư xây dựng trong khu vực. Đồng thời, góp phần nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông, tạo bước đột phá để phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Theo tờ trình, địa điểm bắt đầu của tuyến đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài là từ đường Vành đai 3 thuộc huyện Củ Chi. Tuyến cao tốc này đi song song với Quốc lộ 22 hiện hữu. Điểm cuối kết nối vào Quốc lộ 22 khu vực cửa khẩu Mộc Bài.

Sơ đồ tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh- Mộc Bài.
Sơ đồ tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh- Mộc Bài.

Phương thức đầu tư theo đối tác công tư PPP, loại hợp đồng BOT. Theo đó, nhà đầu tư thu phí hoàn vốn theo hợp đồng BOT, nhà nước hỗ trợ chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng từ nguồn vốn ngân sách của TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh.

Dự kiến tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 15.900 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng là 5.417 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn đầu tư và chi phí khác là 1.836 tỷ đồng; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư là 7.433 tỷ đồng, trong đó, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh khoảng 5.901 tỷ đồng, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh là 1.532 tỷ đồng; chi phí dự phòng là 1.214 tỷ đồng. Thời gian thực hiện giai đoạn 1 dự kiến trong giai đoạn năm 2021-2025.

Nếu tờ trình của UBND TP. Hồ Chí Minh được thông qua, dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Mộc Bài sẽ tăng vốn đầu tư giai đoạn 1 từ 10.700 tỷ đồng lên đến 15.900 tỷ đồng sau hơn 3 năm có báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án.

Trước đó, cuối năm 2018, khi Ban Quản lý dự án 2 (Tổng cục Đường bộ) trình Bộ Giao thông vận tải thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh- Mộc Bài, tổng mức đầu tư toàn tuyến giai đoạn 1 là 10.700 tỷ đồng. Tuy nhiên, do vướng mắc nhiều thủ tục về vốn, dự án đến giờ vẫn chưa thể khởi công. 

 
Trong tương lai, tuyến cao tốc Mộc Bài giúp rút ngắn hành trình từ TP. Hồ Chí Minh đến cửa khẩu quốc tế Mộc Bài, tăng cường kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với hành lang kinh tế Đông - Tây, hệ thống đường xuyên Á qua cao tốc Phnom Penh - Bavet của Campuchia, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Tin mới

#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

#Auto Hashtag: Xe điện mini có phải là lời giải cho giao thông đô thị tại Việt Nam?

Việt Nam chuẩn bị cán mốc 100 triệu dân và đang bước vào giai đoạn ô tô hóa. Mặc dù vậy, Việt Nam đang phải giải quyết hai bài toán hóc búa, bao gồm vấn đề ùn tắc giao thông và giảm phát thải, hướng đến Net Zero vào năm 2050. Thế nhưng hiện nay, chúng ta đang có một loại phương tiện có thể góp phần đẩy nhanh tiến trình giải quyết hai bài toán này. Đó là xe điện mini. Vậy dòng xe này sẽ có những đóng góp cụ thể nào cho giao thông đô thị? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay!
Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Cách xe điện mini chiếm lĩnh thị trường Nhật Bản

Năm 2011, Nissan và Mitsubishi Motors, liên minh gồm ba công ty, trong đó có Renault của Pháp, đã thành lập NMKV, một liên doanh nhằm đồng phát triển các loại xe mini được phân loại là “xe kei” ở Nhật Bản. Hai thương hiệu cho đến nay đã phát hành nhiều mẫu xe kei và đạt được những thành công ngoài mong đợi.
Cách hãng xe Lynk & Co giải quyết nỗi lo “cần và đủ” cho khách hàng Việt

Cách hãng xe Lynk & Co giải quyết nỗi lo “cần và đủ” cho khách hàng Việt

Với người dùng Việt Nam, chất lượng sản phẩm là điều kiện “cần” trong khi vấn đề hậu mãi là điều kiện “đủ” để quyết định mua một chiếc ô tô. Để đáp ứng được hai tiêu chí này thực tế không hề dễ dàng. Tuy nhiên, dù là một thương hiệu mới vào thị trường Việt, Lynk & Co đã cho thấy sự kỹ lưỡng trong việc chinh phục thị trường. Với kim chỉ nam để chinh phục khách hàng trong hoạt động bán hàng là phải đảm bảo chất lượng và chế độ hậu mãi, Lynk & Co được giới chuyên môn đánh giá cao trong sự kỹ lưỡng của mình.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đe dọa kế hoạch xe xanh của Tổng thống Biden

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đe dọa kế hoạch xe xanh của Tổng thống Biden

Kế hoạch của chính quyền Tổng thống Biden nhằm áp dụng các mức thuế mới nặng hơn đối với xe điện và pin của Trung Quốc sẽ mang lại sự bảo vệ tạm thời cho việc làm trong lĩnh vực ô tô của Mỹ, nhưng có thể gây thiệt hại cho những nỗ lực của Nhà Trắng nhằm chống lại biến đổi khí hậu bằng cách đẩy nhanh việc áp dụng xe điện của Mỹ.
Khi các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản “hết phép”, điều gì sẽ xảy ra?

Khi các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản “hết phép”, điều gì sẽ xảy ra?

Một loạt các nhà sản xuất ô tô toàn cầu, trong đó có các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, đang ngày càng có xu thế chuyển hướng sang hợp tác với các gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc trong nỗ lực giành lại thị phần tại một trong những thị trường ô tô lớn nhất và thay đổi nhanh nhất thế giới.