Giá cao, sức mua giảm, Vissan cạnh tranh giành thị phần khi thịt heo nhập khẩu tăng mạnh

Mộc Minh
Năm 2024, Vissan sẽ tập trung mở rộng kinh doanh đến nhiều kênh phân phối, bán hàng trực tuyến, như: tiktok shop...
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Để cạnh tranh, năm 2024, Vissan sẽ rà soát, đề ra mô hình mới cho hoạt động kinh doanh chợ truyền thống, phục vụ tốt hơn cho người tiêu dùng.

LỢI NHUẬN 141 TỶ ĐỒNG NĂM 2024

Ngày 26/4/2024, Công ty cổ phần Kỹ nghệ súc sản (Vissan – mã VSS) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

Ông Nguyễn Ngọc An, Tổng giám đốc Vissan, trình bày phương hướng nhiệm vụ năm 2024, với tổng doanh thu đạt 3.570 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 141,5 tỷ đồng, sản lượng thực phẩm tươi sống và thực phấm chế biến lần lượt là 10.600 tấn và 23.500 tấn.

Hội đồng quản trị Vissan nhận định năm 2024 kinh tế thế giới dự báo tăng trưởng chậm, áp lực về lãi suất, tỷ giá, lạm phát tăng, sức mua giảm vẫn là thách thức lớn đối với doanh nghiệp.

Đối thủ cạnh tranh với tiềm lực tài chính mạnh, ưu thế nguồn nguyên liệu, thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ bán hàng để giành thị phần, dẫn đến cạnh tranh ngày càng khốc liệt...

Ông Nguyễn Ngọc An, Tổng giám đốc Vissan, trình bày phương hướng nhiệm vụ năm 2024 - Ảnh: PA.
Ông Nguyễn Ngọc An, Tổng giám đốc Vissan, trình bày phương hướng nhiệm vụ năm 2024 - Ảnh: PA.

Theo ông An, để hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra công ty đã xây dựng các giải pháp chuẩn bị tốt nguồn nguyên liệu như đẩy mạnh chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu heo hơi theo hướng Feed-Farm-Food.

Xây dựng các liên kết, hợp tác về nguồn nguyên liệu heo hơi với các đơn vị chăn nuôi lớn nhằm đảm bảo nguồn heo hơi ổn định trong dài hạn. Rà soát, đề ra mô hình mới cho hoạt động kinh doanh chợ truyền thống nhằm tăng cạnh tranh, phục vụ tốt hơn cho người tiêu dùng.

"Chúng tôi tập trung mở rộng kinh doanh đến nhiều kênh phân phối, đặc biệt chú trọng đến kênh bán hàng trực tuyến. Hợp tác đưa sản phẩm Vissan lên Tiktok shop... đồng thời tiếp tục quảng bá sản phẩm qua các chương trình kích cầu mua sắm với nhiều hình thức mới hơn", ông An nói.

Ngoài ra, công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu ra các dòng sản phẩm mới, như các dòng sản phẩm chả lụa que, phân phối tại các hệ thống siêu thị tiện lợi như Ministop, GS25... hướng đến phân khúc khách hàng trẻ, khách hàng là Gen Z tại Việt Nam.

ĐIỂM LIÊN KẾT BÁN HÀNG ĐÓNG CỬA

Năm 2023, sản lượng thịt heo Vissan tiêu thụ 9.854 tấn, giảm 10% do người tiêu dùng giảm mua, mua ít hơn hoặc chuyển sang thực phẩm khác.

Đối thủ cùng ngành thực hiện nhiều khuyến mại cũng ảnh hưởng đến sản lượng thịt heo bán ra. Năm 2023 doanh thu thịt heo đạt 1.048 tỷ đồng.

Doanh thu thực phẩm chế biến đạt 2.2025 tỷ đồng, giảm 14,48% và giảm nhiều nhất là nhóm hàng xúc xích tiệt trùng và lạp xưởng.

Theo Vissan, sức mua giảm sâu ở hầu hết kênh bán hàng. Kinh doanh khó khăn, thu nhập giảm, một bộ phận nhân sự nghỉ việc làm gãy một số tuyến bán hàng khiến sản lượng bán ra ở kênh truyền thống giảm mạnh so với năm ngoái.

Ngoài ra, trước tác động sức mua thị trường giảm, điểm bán của đối tác liên kết phải đóng cửa, Vissan tăng cường củng cố hệ thống bán hàng kênh truyền thống, tích cực mở mới các điểm bán thay thế.

Kết thúc năm 2023, Vissan cơ bản hoàn thành kế hoạch doanh thu, lợi nhuận điều chỉnh. Cụ thể, tổng doanh thu đạt 3.384,6 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế 138,6 tỷ đồng, đạt 100,4% kế hoạch.

Tin mới

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Giám đốc điều hành Koji Sato đã kết thúc năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Toyota Motor Corp. bằng cách phá vỡ kỷ lục thu nhập của công ty khi đạt được những đỉnh cao mới về lợi nhuận, doanh thu và sản lượng. Nhưng ông Sato cũng cảnh báo rằng tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ hạ nhiệt, các ưu đãi của Mỹ có thể sẽ tăng lên và lợi nhuận có thể giảm nhẹ.
#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

Từng mắc phải sai lầm lớn cách đây gần 20 năm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách gỡ gạc và gia tăng độ phủ thương hiệu của mình tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam luôn là một thách thức với các thương hiệu xe Trung Quốc. Lý do nào cho thực trạng này? Và các nhà sản xuất ô tô quốc gia 1,4 tỷ dân này đang áp dụng những chiến lược mới gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới cao tới 100% đối với xe điện của Trung Quốc và thuế nhập khẩu bổ sung đối với các hàng hóa khác bao gồm cả chất bán dẫn, sớm nhất là vào tuần tới.
Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thương hiệu ô tô GAC đến từ Trung Quốc sẽ chính thức được Tập đoàn Tan Chong nhập khẩu, phân phối. Cụ thể, thương hiệu GAC sẽ được Tập đoàn Tan Chong phân phối thông qua công ty con TCSV (TC Services Việt Nam) và được uỷ quyền tham gia phân phối bán lẻ các loại ô tô, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế theo pháp luật Việt Nam.