Hà Nội tính việc cấm xe máy trong nội thành từ 2025

Song Hà
Hà Nội thể hiện quyết tâm xoá bỏ vấn nạn tắc đường với một đề xuất hiện vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều
Xe máy hiện vẫn đang phương tiện giao thông chính của người dân Thủ đô.<br>
Xe máy hiện vẫn đang phương tiện giao thông chính của người dân Thủ đô.<br>
Tới đây, Hà Nội sẽ tăng cường sử dụng giao thông công cộng, giảm dần phương tiện giao thông cá nhân, định hướng đến năm 2025 dừng hoạt động xe máy cá nhân trong các quận nội thành.

Đó là một trong những nội dung quan trọng của chương trình “Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị, tăng cường quản lý trật tự xây dựng, đất đai, môi trường, xây dựng đô thị văn minh hiện đại giai đoạn 2016-2020” vừa được Thành uỷ Hà Nội đưa ra thảo luận sáng 27/6.

Cũng theo chương trình trên, Hà Nội sẽ tập trung mọi nguồn lực đầu tư các công trình giao thông, đảm bảo an toàn giao thông và chống ùn tắc. 

Cụ thể, thành phố sẽ cùng Bộ Giao thông Vận tải hoàn thiện thủ tục và triển khai đầu tư các dự án do Trung ương đầu tư trên địa bàn; đầu tư các bến xe khách liên tỉnh để hỗ trợ, giảm tải cho các bến xe khách đang khai thác hiện nay, phục vụ nhu cầu phát triển giao thông trong thời gian tới.

Về phát triển giao thông công cộng, Hà Nội sẽ hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng hai tuyến đường sắt đô thị. Tiếp tục đẩy nhanh thủ tục đầu tư đối với các tuyến đường sắt đô thị còn lại. Thời gian tới, Hà Nội cũng sẽ rà soát các tuyến xe buýt cho phù hợp.

Theo Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Vận tải Hà Nội Nguyễn Phi Thường, thành phố cần nhanh chóng xây dựng đề án phát triển xe buýt, trong đó tăng số đầu xe, đầu tuyến lên 1,5 lần so với hiện nay. 

Ông dẫn chứng, nhiều năm qua số lượng đầu xe buýt của Hà Nội vẫn là 1.000 chiếc, trong khi nhu cầu tăng cao.

Một số ý kiến khác tại cuộc họp bày tỏ đồng tình với đề xuất cấm xe máy tại các quận nội thành, đồng thời gợi ý Hà Nội nên tính đến việc khai thác giao thông đường thuỷ phục vụ mục đích giao thông công cộng, bao gồm cả sông Hồng và sông Tô Lịch.

Cuối năm 2015, ngay sau khi vừa nhậm chức, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung trong một hội nghị của Chính phủ đã trực tiếp kiến nghị với Thủ tướng giao các bộ ngành Trung ương phối hợp với Hà Nội xây dựng lộ trình hạn chế phương tiện xe cá nhân để giảm ùn tắc giao thông, bởi theo ông, trong khoảng 4 - 5 năm tới, giao thông Hà Nội sẽ “vô cùng phức tạp và khó lường”.

Khi đó, Chủ tịch Hà Nội đưa ra dẫn chứng cụ thể, trong năm 2015, Hà Nội có khoảng 16.000 - 22.000 xe máy và 6.000 - 8.000 ôtô đăng ký mới. 

Đến năm 2020, Hà Nội dự kiến sẽ có gần 1 triệu ôtô lưu hành và khoảng 7 triệu xe máy, chưa kể xe của khối lực lượng vũ trang và các tỉnh thành khác lưu thông vào Hà Nội.

Tin mới

Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Khi chính quyền Tổng thống Biden hạ mục tiêu sử dụng xe điện từ 67% xuống 35% vào năm 2030, họ đã làm được hai việc: tạo cứu cánh cho các nhà sản xuất ô tô đang cảm thấy áp lực phải sản xuất và bán xe điện trong khi dội một gáo nước lạnh lớn vào các công ty chỉ bán pin xe chạy bằng điện.
Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Các kế hoạch toàn cầu của công ty bao gồm từ mô-đun năng lượng mặt trời và xe buýt điện, xe tải và xe lửa cho đến các hệ thống giao thông phức tạp. Nhưng liệu BYD có đang cố gắng làm quá nhiều hay không là câu hỏi mà giới đầu tư quan tâm.
BYD muốn định nghĩa lại “xe sang” trong kỷ nguyên xe điện

BYD muốn định nghĩa lại “xe sang” trong kỷ nguyên xe điện

Nhà sản xuất xe điện Trung Quốc BYD sẽ giới thiệu chiếc sedan đầu tiên nằm trong phân khúc cao cấp của mình tại triển lãm ô tô Bắc Kinh, nhằm thách thức những hãng như Mercedes-Benz của Đức, hãng mà ba năm trước đã rút khỏi sự phát triển của thương hiệu Denza, với lý do doanh số bán hàng chậm.