Hoa Kỳ gia hạn ban hành kết luận cuối cùng đối với gỗ dán từ Việt Nam

Mạnh Đức
Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) dự kiến sẽ ban hành kết luận cuối cùng vụ việc điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với gỗ dán sử dụng nguyên liệu gỗ cứng nhập khẩu từ Việt Nam vào ngày 31/01/2023…
Gỗ dán từ Việt Nam nếu có lõi sử dụng nguyên liệu là ván bóc sản xuất tại Việt Nam hoặc tại các nước khác sẽ không bị áp thuế.
Gỗ dán từ Việt Nam nếu có lõi sử dụng nguyên liệu là ván bóc sản xuất tại Việt Nam hoặc tại các nước khác sẽ không bị áp thuế.

Theo thông tin mới nhất từ Bộ Công Thương, ngày 12/9/2022, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) thông báo gia hạn lần thứ tư thời gian ban hành kết luận cuối cùng vụ việc điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá (CBPG) và thuế chống trợ cấp (CTC) đối với gỗ dán sử dụng nguyên liệu gỗ cứng nhập khẩu từ Việt Nam. Theo đó, kết luận cuối cùng dự kiến được ban hành vào ngày 31 tháng 01 năm 2023.

Trước đó, ngày 25/7/2022, DOC đã công bố kết luận sơ bộ của vụ việc, cho rằng sản phẩm gỗ dán nhập khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ nếu có lõi sử dụng nguyên liệu là ván bóc nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ bị áp dụng thuế CBPG và CTC như đang áp dụng với gỗ dán nhập khẩu từ Trung Quốc. Gỗ dán từ Việt Nam nếu có lõi sử dụng nguyên liệu là ván bóc sản xuất tại Việt Nam hoặc tại các nước khác không bị áp dụng thuế CBPG và CTC.

Căn cứ kết luận sơ bộ của DOC, Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Hoa Kỳ (CBP) sẽ tiếp tục dừng thanh khoản và yêu cầu nhà nhập khẩu nộp tiền đặt cọc bằng mức thuế chống lẩn tránh tạm tính đối với các lô hàng nhập khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ kể từ ngày 17/6/2020 (ngày công báo khởi xướng điều tra) đối với các trường hợp là đối tượng bị áp dụng biện pháp.

DOC cho phép các nhà xuất khẩu Việt Nam (trừ các doanh nghiệp mà DOC đánh giá là không hợp tác đầy đủ theo yêu cầu của cơ quan điều tra) cũng như các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ tham gia cơ chế tự xác nhận để được loại trừ khỏi biện pháp lẩn tránh.

Theo đó, các nhà xuất khẩu Việt Nam cần hoàn thành tờ khai tự chứng nhận dành cho nhà xuất khẩu và cung cấp một bản sao cùng các tài liệu chứng minh (hóa đơn, đơn đặt hàng, biên bản sản xuất…) cho nhà nhập khẩu Hoa Kỳ, đồng thời nhà nhập khẩu phải hoàn thành tờ khai tự xác nhận dành cho nhà nhập khẩu trước ngày vận chuyển hàng hóa.

Các tờ khai và tài liệu chứng minh cần được duy trì trong khoảng thời gian 05 năm kể từ ngày nhập cảnh hàng hóa hoặc 03 năm sau khi kết thúc vụ kiện liên quan đến hàng hóa nhập cảnh tại tòa án Hoa Kỳ (nếu có), tùy thời gian nào dài hơn và sẵn sàng cung cấp cho DOC/CBP khi được yêu cầu.

Riêng đối với các lô hàng nhập khẩu từ ngày 17/6/2020 đến ngày 28/8/2022 (30 ngày kể từ ngày công báo kết luận sơ bộ), DOC gia hạn thời gian hoàn thiện tờ khai, tài liệu chứng minh đến ngày 01/12/2022 (thay vì đến ngày 12/9/2022 như trong kết luận sơ bộ).

Theo tính toán, số lượng các doanh nghiệp được tham gia tự xác nhận chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn điều tra.

Tin mới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang trang bị thêm các phụ kiện công nghệ cao như một hướng đi mới cho xe của họ nhằm thu hút khách hàng. Các nhà điều hành và chuyên gia ô tô cho biết khách hàng Trung Quốc muốn ô tô của họ phải ngày càng "thông minh hơn".
Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.