Khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 1,6 triệu lượt trong tháng 4

Tường Bách
Ngày 29/4, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam cho biết, hiện nay, du lịch Việt Nam đang bước vào mùa cao điểm du lịch nội địa, tuy nhiên lượng khách quốc tế vẫn duy trì ở mức tốt, đạt trên 1,55 triệu lượt trong tháng này…
Ảnh: Dinh Độc Lập.
Ảnh: Dinh Độc Lập.

Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng lượng khách quốc tế đạt 6,2 triệu lượt, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng lượng khách quốc tế trong 4 tháng đầu năm nay cao hơn 3,9% so với thời điểm trước dịch, cho thấy sự phục hồi và phát triển rất tốt của thị trường du lịch Việt Nam. Đó là do chính sách thị thực thuận lợi, các chương trình kích cầu du lịch hấp dẫn đang tiếp tục phát huy tác dụng, thu hút lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước.

Trong tổng số gần 6,2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam 4 tháng qua, khách đến bằng đường hàng không chiếm 83,7%; đường bộ 13,8% và đường biển là 2,5%. Hàn Quốc tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất của Việt Nam với 1,6 triệu lượt (chiếm 25,8%). Trung Quốc xếp ở vị trí thứ hai, đạt 1,25 triệu lượt (chiếm 20%), tiếp theo là Đài Loan (Trung Quốc) ở vị trí thứ ba (418 nghìn lượt), Mỹ ở vị trí thứ tư (301 nghìn lượt), Nhật Bản ở vị trí thứ năm (235 nghìn lượt).

Khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 1,6 triệu lượt trong tháng 4 - Ảnh 1

Châu Á đang là khu vực dẫn đầu với mức tăng 77,2% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, các thị trường lớn ở khu vực Đông Bắc Á có tăng trưởng cao nhất, đó là: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc). Bên cạnh đó, các thị trường Đông Nam Á tăng trưởng tốt, như Indonesia, Philippines, Malaysia, Campuchia, Singapore. Chỉ có thị trường Thái Lan giảm 18%. Ấn Độ tiếp tục tăng trưởng ấn tượng (41,1%), Australia tăng 37,8%.

Các thị trường châu Âu tiếp tục tăng trưởng mạnh với 63,8% nhờ vào hiệu quả từ chính sách thị thực thông thoáng được áp dụng từ 15/8/2023. Hầu hết các thị trường đều rất khả quan, trong đó có các thị trường chính như: Anh, Pháp, Đức, Italia, Tây Ban Nha, Nga, Thụy Điển, Thụy Sỹ...

Khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 1,6 triệu lượt trong tháng 4 - Ảnh 2

Trong khi đó, khách nội địa trong tháng 4/2024 đạt 10,5 triệu lượt, trong đó có khoảng 7 triệu lượt khách có lưu trú. Tổng lượng khách du lịch nội địa trong 4 tháng đầu năm 2024 đạt 40,5 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch 4 tháng ước đạt 271,4 nghìn tỷ đồng.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 4 tháng đầu năm 2024 cũng có dấu hiệu tăng trưởng tốt, ước đạt 237.300 tỷ đồng, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu 4 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương có tăng trưởng tốt là Đà Nẵng tăng 23,2%; Quảng Ninh tăng 22,3%; Hải Phòng tăng 14,5%; TPHCM tăng 12,6%; Hà Nội tăng 12,5%; Cần Thơ tăng 9,1%.

Doanh thu du lịch lữ hành 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 19.400 tỷ đồng, tăng 49,3% so với cùng kỳ năm trước. Danh sách các địa phương doanh thu du lịch lữ hành tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước là Khánh Hòa tăng 158,5%; Đà Nẵng tăng 98,5%; Bình Định tăng 60,6%; TPHCM tăng 58,7%; Cần Thơ tăng 57,7%; Hà Nội tăng 49,0%; Quảng Ninh tăng 16,5%; Bình Dương tăng 14,7%.

Khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 1,6 triệu lượt trong tháng 4 - Ảnh 3

Cụ thể một số địa phương, theo Cục Thống kê, khách du lịch đến Hà Nội trong tháng 4 ước đạt 605 nghìn lượt người, tăng 2,8% so với tháng trước và tăng 43,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 450 nghìn lượt người, giảm 1,1% so với tháng trước và tăng 60% so với cùng kỳ năm trước; khách du lịch nội địa ước đạt 155 nghìn lượt người, tăng 15,7% so với tháng trước và tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 4 tháng đầu năm, khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 2.147 nghìn lượt người, tăng 46,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khách quốc tế ước đạt gần 1.576 nghìn lượt người, tăng 59,8% so với cùng kỳ năm trước.

Sở Du lịch TP.HCM cũng cho biết, trong 4 tháng năm 2024 khách quốc tế đến TP.HCM ước đạt hơn 1,8 triệu lượt, tăng 32,5% so cùng kỳ năm 2023, đạt 30% so với kế hoạch năm 2024. Khách du lịch nội địa đến TP.HCM 4 tháng ước đạt  gần 11 triệu lượt, tăng 3,1% so cùng kỳ năm 2023, đạt 28,6% so với kế hoạch năm 2024. Tổng thu du lịch 4 tháng qua ước đạt hơn 60.000 tỷ đồng, tăng 17,4% và đạt 31,6% so với kế hoạch năm 2024.

Giám đốc Sở Du lịch Nguyễn Thị Ánh Hoa cho biết hiện đã triển khai chương trình kích cầu du lịch năm 2024, trong đó điểm nhấn là Lễ hội sông nước TPHCM lần 2 năm 2024 diễn ra trong quý 2 với điểm mới là chủ đề xuyên suốt về chuyến tàu huyền thoại. Không chỉ là chủ đề trong chương trình khai mạc mà còn giới thiệu nét văn hóa đặc trưng của sông nước. Trong quý 2 này, Sở Du lịch phối hợp với các sở, ngành, đơn vị của thành phố tổ chức Ngày hội du lịch TP.HCM lần 20, Lễ hội sông nước lần 2, tổ chức hoạt động xúc tiến du lịch tại Đức… để thu hút du khách trong và ngoài nước mùa du lịch hè.

Doanh thu du lịch lữ hành 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 19.400 tỷ đồng, tăng 49,3% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu du lịch lữ hành 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 19.400 tỷ đồng, tăng 49,3% so với cùng kỳ năm trước.

Cùng với những tin vui này, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam hông tin trang web Guruwalk (tổ chức cộng đồng quốc tế chuyên cung cấp các tour đi bộ với hướng dẫn viên du lịch bản địa tại các thành phố trên thế giới) đã chọn Hà Nội, Hội An (Quảng Nam) và TP.HCM là 3 điểm đến của Việt Nam nằm trong danh sách 100 thành phố tuyệt vời nhất để đi bộ du lịch. Danh sách này được tổng hợp dựa trên dữ liệu đặt chỗ và tìm kiếm của 800 thành phố tại 120 quốc gia thực hiện trên trang web của Guruwalk từ tháng 4/2023 đến tháng 4/2024.

Theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, khách quốc tế đến Việt Nam không chỉ là du lịch đơn thuần mà còn khách hội nghị kết hợp du lịch (MICE), khách cần chăm sóc sức khỏe, nhu cầu chơi thể thao... Do vậy, bên cạnh việc đáp ứng các nhu cầu cơ bản ăn ở, đi lại thì ngành cần phát triển thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ đa dạng để kích thích nhu cầu chi tiêu của du khách. Ngành du lịch hiện đang liên kết với các ngành khác như nông nghiệp, công thương để tìm cách tạo sản phẩm tăng chi tiêu, mua sắm của du khách.

Tin mới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang trang bị thêm các phụ kiện công nghệ cao như một hướng đi mới cho xe của họ nhằm thu hút khách hàng. Các nhà điều hành và chuyên gia ô tô cho biết khách hàng Trung Quốc muốn ô tô của họ phải ngày càng "thông minh hơn".
Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.