Lễ hội du lịch biển Nghi Sơn sẽ có nhiều hoạt động văn hóa, thể thao hấp dẫn

Nguyễn Thuấn Thiên Anh
Lễ hội du lịch biển Nghi Sơn năm 2024, UBND thị xã Nghi Sơn tổ chức không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP với 40 gian hàng của các doanh nghiệp, cùng với đó là nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, các trò chơi dân gian truyền thống phục vụ nhân dân và du khách...

Tối 26/4, UBND thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc lễ hội du lịch biển năm 2024 với chủ đề “Nghi Sơn biển ngọc - Khát vọng vươn xa”.

Đến dự sự kiện trên, có nguyên lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, đại diện các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh và UBND thị xã Hoàng Mai (Nghệ An), UBND huyện Định Hóa (Thái Nguyên) cùng hàng nghìn người dân địa phương và du khách.

Các đại biểu và hàng nghìn người dân địa phương, du khách đến tham dự khai mạc lễ hội 
Các đại biểu và hàng nghìn người dân địa phương, du khách đến tham dự khai mạc lễ hội 

Phát biểu khai mạc tại buổi lễ, Chủ tịch UBND thị xã Nghi Sơn Nguyễn Thế Anh nhấn mạnh, Tĩnh Gia trước đây và Nghi Sơn ngày nay là vùng đất có truyền thống văn hóa, lịch sử và cách mạng, nơi kết tinh những giá trị vật chất, tinh thần độc đáo, sản sinh ra nhiều bậc hiền tài lưu danh sử sách. Nghi Sơn tự hào lưu giữ trong mình những tiềm năng phát triển du lịch như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lịch sử, đặc biệt là tiềm năng du lịch biển và nghỉ dưỡng, với bờ biển trải dài 42 km, giao thông kết nối thuận lợi, là vùng sơn thủy hữu tình, thiên nhiên tươi đẹp.

Ông Nguyễn Thế Anh, Chủ tịch UBND thị xã Nghi Sơn phát biểu khai mạc lễ hội du lịch biển năm 2024
Ông Nguyễn Thế Anh, Chủ tịch UBND thị xã Nghi Sơn phát biểu khai mạc lễ hội du lịch biển năm 2024

Những năm gần đây, du lịch Nghi Sơn đã có nhiều khởi sắc, thu hút đông đảo khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng, nhất là khu du lịch biển Hải Hòa, khu du lịch sinh thái đảo Nghi Sơn, Anh Phát. Nhiều dự án đầu tư du lịch biển đã và đang được triển khai xây dựng tại các phường Hải Ninh, Hải An, Tân Dân, Hải Lĩnh, Ninh Hải....

Bên cạnh du lịch biển, địa phương còn có các di tích lịch sử, văn hóa, tâm linh như: Di tích lịch sử văn hoá Quốc gia Đền thờ Hoằng Quốc Công Đào Duy Từ, Đền Quang Trung, Đền Lạch Bạng, Đền Thanh Xuyên, Chùa Bãi Đông, thắng cảnh núi Các, nơi tọa lạc chùa Am Các, chùa Đót Tiên, Nhà thờ giáo xứ Ba Làng, Pháo đài Biện Sơn.

Du lịch Nghi Sơn đã đổi thay mạnh mẽ về cảnh quan và diện mạo, không gian ven biển được quy hoạch khang trang với nhiều công trình hạ tầng du lịch hiện đại đã hoàn thành và đưa vào sử dụng; các nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, các di tích lịch sử, văn hoá phụ cận được chỉnh trang theo diện mạo của một đô thị du lịch xanh, sạch, đẹp và mến khách.

Không gian ven biển Nghi Sơn được quy hoạch khang trang với nhiều công trình hạ tầng du lịch hiện đại đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Không gian ven biển Nghi Sơn được quy hoạch khang trang với nhiều công trình hạ tầng du lịch hiện đại đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Trao đổi với VnEconomy, chị Vũ Hương Ly, một du khách đến từ Hà Nội, cho biết: "Rất nhiều năm rồi, tôi mới trở lại biển Nghi Sơn du lịch. rong ký ức, với tôi, nơi đây khi đó chỉ như một làng chài nhỏ, hoang sơ. Xem thông tin trên báo chí và các nền tảng mạng xã hội, tôi đã hình dung về những đổi thay tại vùng biển này. Nhưng trưa nay, khi di chuyển đến đây, tôi thật sự bất ngờ trước sự khang trang về cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông, bãi biển sạch sẽ hiện nay của địa phương. Đặc biệt là thái độ phục vụ du khách rất thân thiện của những người làm du lịch bản địa. Tôi nhận thấy nơi đây vẫn còn rất nhiều dư địa để phát triển du lịch mạnh mẽ hơn nữa, nếu nhận sự quan tâm đầu tư bài bản."

Tại buổi khai mạc lễ hội, nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc được biểu diễn, tạo ấn tượng cho khách du lịch đến tham dự, qua đó góp phần quảng bá vẻ đẹp hiện hữu, tiềm năng phát triển du lịch biển Nghi Sơn nói riêng và du lịch xứ Thanh nói chung.

Chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu, mang đậm nét truyền thống dân tộc và hiện đại nhằm khắc họa vẻ đẹp đa dạng, hấp dẫn của biển Nghi Sơn
Chương trình nghệ thuật được dàn dựng công phu, mang đậm nét truyền thống dân tộc và hiện đại nhằm khắc họa vẻ đẹp đa dạng, hấp dẫn của biển Nghi Sơn

Cùng với màn khai mạc ấn tượng, đặc sắc, điểm mới của Lễ hội du lịch biển Nghi Sơn năm 2024 là không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP với 40 gian hàng của các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã và một số địa phương trong và ngoài tỉnh.

Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP tại lễ hội
Không gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP tại lễ hội

Cùng với đó, UBND thị xã Nghi Sơn cũng tổ chức các hoạt động văn hóa, trò chơi dân gian truyền thống phục vụ Nhân dân và du khách, như biểu diễn trò diễn nấu cơm thi, diễn xướng “Giá hầu Cô bé Thượng Ngàn” - tiết mục đoạt giải A tại Liên hoan Văn hóa các dân tộc Thanh Hóa lần thứ XX - năm 2024 và giải bóng chuyền da nam mở rộng.

Những ngày nắng nóng vừa qua, biển Nghi Sơn đã đón lượng lớn khách du lịch
Những ngày nắng nóng vừa qua, biển Nghi Sơn đã đón lượng lớn khách du lịch

Ngay sau buổi khai mạc, trao đổi với VnEconomy, ông Nguyễn Thế Anh, Chủ tịch UBND thị xã Nghi Sơn cho biết: "Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, tạo điểm nhấn thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư đến với thị xã Nghi Sơn, và là cơ hội để thị xã giới thiệu, quảng bá các danh lam thắng cảnh, giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, tài nguyên, sản phẩm du lịch đến với bạn bè, du khách. Góp phần hướng đến mục tiêu xây dựng thị xã Nghi Sơn - Khu kinh tế Nghi Sơn trở thành trung tâm kinh tế, đô thị động lực của tỉnh và khu vực, đến năm 2030 trở thành một trung tâm kinh tế, đô thị ven biển trọng điểm của cả nước". 

Tin mới

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Giám đốc điều hành Koji Sato đã kết thúc năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Toyota Motor Corp. bằng cách phá vỡ kỷ lục thu nhập của công ty khi đạt được những đỉnh cao mới về lợi nhuận, doanh thu và sản lượng. Nhưng ông Sato cũng cảnh báo rằng tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ hạ nhiệt, các ưu đãi của Mỹ có thể sẽ tăng lên và lợi nhuận có thể giảm nhẹ.
#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

Từng mắc phải sai lầm lớn cách đây gần 20 năm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách gỡ gạc và gia tăng độ phủ thương hiệu của mình tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam luôn là một thách thức với các thương hiệu xe Trung Quốc. Lý do nào cho thực trạng này? Và các nhà sản xuất ô tô quốc gia 1,4 tỷ dân này đang áp dụng những chiến lược mới gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới cao tới 100% đối với xe điện của Trung Quốc và thuế nhập khẩu bổ sung đối với các hàng hóa khác bao gồm cả chất bán dẫn, sớm nhất là vào tuần tới.
Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thương hiệu ô tô GAC đến từ Trung Quốc sẽ chính thức được Tập đoàn Tan Chong nhập khẩu, phân phối. Cụ thể, thương hiệu GAC sẽ được Tập đoàn Tan Chong phân phối thông qua công ty con TCSV (TC Services Việt Nam) và được uỷ quyền tham gia phân phối bán lẻ các loại ô tô, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế theo pháp luật Việt Nam.