Khối ngoại xả bao nhiêu, nhà đầu tư cá nhân gom sạch

Thu Minh
Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 728.7 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 860.5 tỷ đồng. Ngược lại, nhà đầu tư Cá nhân mua ròng 608.3 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 733.7 tỷ đồng...
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Sự trở lại bất ngờ của cổ phiếu "vua" đã đánh thức dòng tiền ngủ quên suốt một tuần vừa qua. Những thông tin rumor về lợi nhuận ngân hàng quý 1 được làn truyền khắp nơi ngay sau đó đến buổi chiều dòng tiền đổ vào đưa nhóm này bay cao, tác động không ngờ lên chỉ số. VN-Index kết phiên tăng mạnh 18 điểm tiến đến vùng giá 1.276 điểm chấm dứt chuỗi ngày dùng dằng quanh tham chiếu.

Độ rộng cực đẹp với 317 mã tăng điểm trên 143 mã giảm. Trong đó, ngân hàng dẫn dắt đà tăng với mức tăng trưởng 2,30% hàng loạt cổ phiếu rất khá như CTG tăng 6,53%; TCB 5,1%; MBB 3,79%; ACB 3,13% riêng LPB bật tăng hết biên độ. Chỉ riêng nhóm này đã kéo 50% mức tăng của thị trường tương đương đóng góp hơn 9 điểm.

Các nhóm khác cũng được kéo lên rất tốt như Chứng khoán tăng 1,83%; Bất động sản tăng 0,71%; Công nghệ thông tin tăng 0,73%; Dầu khí tăng 1,13%; Thủy sản tăng 1,07%. Gần như không còn nhóm nào bị bỏ lại phía sau. Tiền vào dữ dội cuối phiên, thanh khoản ba sàn lên tới 26,3 nghìn tỷ đồng tăng gần 10.000 tỷ so với hôm qua trong đó thỏa thuận ở một cổ phiếu ngân hàng rất lớn như ACB, MBB, VPB.

Tính riêng nhóm ngân hàng ghi nhận giá trị giao dịch qua thỏa thuận 6,33 nghìn tỷ trong tổng giao dịch thỏa thuận HoSE và HNX là 7,1 nghìn tỷ. Khối ngoại lại bán mạnh giá trị bán ròng 725 tỷ đồng chủ yếu xả VHM, MSN, HSG.

Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 728.7 tỷ đồng, tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ bán ròng 860.5 tỷ đồng.

Mua ròng khớp lệnh chính của nước ngoài là nhóm Xây dựng và Vật liệu, Du lịch và Giải trí. Top mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: HPG, HCM, CTG, BMP, VPB, DPG, SSB, MWG, CTS, HVN.

Phía bên bán ròng khớp lệnh của nước ngoài là nhóm Bất động sản. Top bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: VHM, MSN, HSG, PDR, VNM, KBC, DIG, DGC, VCI.

Khối ngoại xả bao nhiêu, nhà đầu tư cá nhân gom sạch - Ảnh 1

Nhà đầu tư Cá nhân mua ròng 608.3 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng khớp lệnh là 733.7 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 11/18 ngành, chủ yếu là ngành Bất động sản. Top mua ròng của nhà đầu tư cá nhân tập trung gồm: VHM, MSN, HSG, PDR, STB, DIG, VIB, VND, SSI, HDB.

Phía bán ròng khớp lệnh: họ bán ròng 7/18 ngành chủ yếu là nhóm ngành Du lịch và Giải trí, Xây dựng và Vật liệu. Top bán ròng có: HCM, VPB, MWG, ACB, VJC, HPG, KDH, TPB, CTG.

Tự doanh mua ròng 67.9 tỷ đồng tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 79.3 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tự doanh mua ròng 11/18 ngành. Nhóm mua ròng mạnh nhất là Bán lẻ, Bất động sản. Top mua ròng khớp lệnh của tự doanh phiên ngày hôm nay gồm MWG, VHM, STB, VNM, HPG, PC1, VIC, FUEVFVND, SSI, VCB. Top bán ròng là nhóm Hàng cá nhân & Gia dụng. Top cổ phiếu được bán ròng gồm PNJ, TCB, FPT, MBB, LPB, GMD, EIB, VND, VIB, MSB.

Nhà đầu tư tổ chức trong nước mua ròng 52.3 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh thì họ mua ròng 47.5 tỷ đồng.

Tính riêng giao dịch khớp lệnh: Tổ chức trong nước bán ròng 8/18 ngành , giá trị lớn nhất là nhóm Tài nguyên Cơ bản Top bán ròng có VIB, NLG, STB, SSI, HDB, DIG, VND, VCB, GVR, MWG. Giá trị mua ròng lớn nhất là nhóm Bất động sản. Top mua ròng có ACB, EIB, KDH, NVL, VJC, VPB, KBC, TPB, MBB, DXG.

Giá trị giao dịch thỏa thuận đạt 7.145,4 tỷ đồng, tăng +371,3% so với phiên trước và đóng góp 27,1% tổng giá trị giao dịch.

Phần lớn giá trị giao dịch thỏa thuận thuộc về ACB với gần 205,3 triệu đơn vị tương đương hơn 5,9 nghìn tỷ đồng được sang tay giữa các Tổ chức nước ngoài.

Tỷ trọng phân bổ dòng tiền tăng ở Ngân hàng, Chứng khoán, Thực phẩm, Kho bãi, hậu cần và bảo dưỡng trong khi giảm ở Bất động sản, Thép, Xây dựng, Nuôi trồng nông & hải sản, Bán lẻ, Hóa chất, Thiết bị và dịch vụ dầu khí, Thiết bị điện, Nhựa, cao su & sợi, Phần mềm, Sản xuất và khai thác dầu khí.

Tính riêng khớp lệnh, tỷ trọng giá trị giao dịch tăng mạnh ở nhóm vốn hóa lớn VN30, đi ngang ở nhóm vốn hóa nhỏ VNSML, trong khi giảm ở nhóm vốn hóa vừa VNMID.

Tin mới

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Giám đốc điều hành Koji Sato đã kết thúc năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Toyota Motor Corp. bằng cách phá vỡ kỷ lục thu nhập của công ty khi đạt được những đỉnh cao mới về lợi nhuận, doanh thu và sản lượng. Nhưng ông Sato cũng cảnh báo rằng tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ hạ nhiệt, các ưu đãi của Mỹ có thể sẽ tăng lên và lợi nhuận có thể giảm nhẹ.
#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

Từng mắc phải sai lầm lớn cách đây gần 20 năm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách gỡ gạc và gia tăng độ phủ thương hiệu của mình tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam luôn là một thách thức với các thương hiệu xe Trung Quốc. Lý do nào cho thực trạng này? Và các nhà sản xuất ô tô quốc gia 1,4 tỷ dân này đang áp dụng những chiến lược mới gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới cao tới 100% đối với xe điện của Trung Quốc và thuế nhập khẩu bổ sung đối với các hàng hóa khác bao gồm cả chất bán dẫn, sớm nhất là vào tuần tới.
Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thương hiệu ô tô GAC đến từ Trung Quốc sẽ chính thức được Tập đoàn Tan Chong nhập khẩu, phân phối. Cụ thể, thương hiệu GAC sẽ được Tập đoàn Tan Chong phân phối thông qua công ty con TCSV (TC Services Việt Nam) và được uỷ quyền tham gia phân phối bán lẻ các loại ô tô, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế theo pháp luật Việt Nam.