Mỹ rót thêm 2 tỷ USD để thưởng dập xe cũ

Mai Phương
Thưởng dập xe cũ là chương trình kích cầu xe hơi mà nước Mỹ học theo kế hoạch đã được áp dụng tại một số nước châu Âu
Thống kê sơ bộ cho thấy, tính tới thời điểm này đã có khoảng 250.000 người Mỹ hưởng trợ cấp mua xe - Ảnh: Reuters.
Thống kê sơ bộ cho thấy, tính tới thời điểm này đã có khoảng 250.000 người Mỹ hưởng trợ cấp mua xe - Ảnh: Reuters.
Thượng viện Mỹ ngày 6/8 đã thông qua dự luật chi bổ sung 2 tỷ USD cho chương trình thưởng dập xe cũ (cash for clunkers) của nước này.

Trước đó, 1 tỷ USD ban đầu của chương trình đã được tiêu sạch trong vòng có 1 tuần do người dân Mỹ quá phấn khích với khoản trợ cấp mua xe lên tới 4.500 USD.

Hiện dự luật bổ sung vốn trên đã được gửi lên Nhà Trắng và sẽ được Tổng thống Barack Obama ký thành luật trong thời gian sớm nhất.

Thưởng dập xe cũ là chương trình kích cầu xe hơi mà nước Mỹ học theo kế hoạch đã được áp dụng tại một số nước châu Âu, trong đó có Đức. Theo đó, mỗi người dân chấp nhận đưa chiếc xe mà họ đang sử dụng đi dập và mua một chiếc xe mới có độ tiêu hao nhiên liệu thấp hơn sẽ được hưởng mức trợ cấp 3.500-4.500 USD.

Chương trình này đã thành công đến nỗi, số tiền 1 tỷ USD ban đầu mà Chính phủ Mỹ dự kiến dùng đến cuối năm cho chương trình đã hết bay chỉ trong vòng 1 tuần cuối tháng 7. Vì thế, cuối tuần trước, Hạ viện Mỹ đã gấp rút thông qua một dự luật bổ sung thêm 2 tỷ USD cho chương trình. Và tới ngày hôm qua (6/8), dự luật này đã vượt qua cửa Thượng viện.

Khoản 2 tỷ USD vốn mới này được Chính phủ Mỹ “mượn tạm” từ một chương trình kích cầu khác nhằm vào các dự án năng lương xanh. Tuy nhiên, Quốc hội Mỹ muốn khoản tiền này sẽ được bù đắp lại, nên chắc chắn chương trình thưởng dập xe cũ sẽ khiến thâm hụt ngân sách của Chính phủ Mỹ tăng thêm.

Chính quyền của Tổng thống Obama cho rằng, ngoài lợi ích môi trường và kích cầu cho thị trường ôtô, việc tiết kiệm chi tiêu vào xăng dầu sẽ giúp cắt giảm chi phí cho người dân, nhờ đó kích thích kinh tế Mỹ phục hồi nhanh hơn.

Trước sự hào hứng của dân chúng Mỹ với thưởng dập xe cũ, các quan chức Chính phủ nước này cho rằng, số tiền 2 tỷ USD cấp mới cho chương trình sẽ được tiêu hết ngay trong tháng 8 này.

Thống kê sơ bộ cho thấy, tính tới thời điểm này đã có khoảng 250.000 người Mỹ hưởng trợ cấp mua xe. Trong đó, khoảng 45% số xe được mua là xe của các hãng xe Mỹ, một tỷ lệ ngang với thị phần của các hãng xe Mỹ trên thị trường ôtô nước này.

Một vấn đề được nhiều người đặt ra lúc này là liệu chương trình thưởng dập xe cũ sẽ thực sự có ích lợi môi trường và tiết kiệm năng lượng tới đâu. Bộ Giao thông Mỹ cho biết, người mua xe theo chương trình đã đổi những chiếc xe có kích thước cồng kềnh sang những chiếc xe nhỏ gọn hơn, giúp quãng đường đi trên mỗi gallon xăng được tăng thêm 9,6 dặm.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng, những chiếc xe cũ bị dập thường là những chiếc xe bị “xếp xó” trong ga-ra của những gia đình cùng lúc sở hữu nhiều chiếc xe hơi.

(Theo New York Times)

Tin mới

BYD muốn định nghĩa lại “xe sang” trong kỷ nguyên xe điện

BYD muốn định nghĩa lại “xe sang” trong kỷ nguyên xe điện

Nhà sản xuất xe điện Trung Quốc BYD sẽ giới thiệu chiếc sedan đầu tiên nằm trong phân khúc cao cấp của mình tại triển lãm ô tô Bắc Kinh, nhằm thách thức những hãng như Mercedes-Benz của Đức, hãng mà ba năm trước đã rút khỏi sự phát triển của thương hiệu Denza, với lý do doanh số bán hàng chậm.
#AutoHashtag: Vì sao Ford nhiều năm “bất bại” trong phân khúc xe bán tải ở Việt Nam?

#AutoHashtag: Vì sao Ford nhiều năm “bất bại” trong phân khúc xe bán tải ở Việt Nam?

Khởi nguyên là dòng xe nhắm đến đối tượng khách hàng nông dân ở các vùng ngoại ô, ngày nay, những chiếc xe bán tải mang thương hiệu Mỹ, Ford, đang được đông đảo người dùng tại đô thị săn tìm. Vì sao dòng xe này phát triển mạnh tại Việt Nam và vì sao Ford lại thành công đến vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon có thể là một khái niệm xa lạ và không tác động trực tiếp đến người mua ô tô, nhưng chúng là tài sản rất quan trọng mà các công ty ô tô cần cân nhắc. Trên thế giới, khái niệm này đã được nhiều quốc gia áp dụng và nhiều công ty đã thu được nguồn lợi không nhỏ.