Năm 2024, chi tiêu cho du lịch nước ngoài của khách Trung Quốc có thể dẫn đầu thế giới

Tường Bách
Lượng khách tăng nhanh kể từ đầu năm và các báo cáo gần đây đã cho thấy, hoạt động du lịch ra nước ngoài của người dân Trung Quốc đang dần phục hồi về mức trước đại dịch Covid-19, cùng với đó là tâm lý sẵn sàng “rút ví”…
Ảnh: CoStar
Ảnh: CoStar

Nghiên cứu gần đây của ForwardKeys cho biết trong quý 1/2024, du lịch nước ngoài từ Trung Quốc chỉ thấp hơn 32% so với năm 2019, đưa Trung Quốc trở thành thị trường hàng đầu về du lịch bằng đường hàng không.

Tính riêng kỳ nghỉ lễ đầu tháng 5, số chuyến du lịch nước ngoài của khách Trung Quốc chỉ thấp hơn 13% so với cùng kỳ năm 2019. Theo Thời báo Hoàn Cầu, Viện Du lịch Trung Quốc dự báo số chuyến đi nước ngoài của du khách Trung Quốc sẽ đạt 130 triệu vào năm 2024. Con số này đã đạt 155 triệu lượt vào năm 2019, trước đại dịch Covid-19.

Chuyên gia thị trường Trung Quốc tại ForwardKeys cũng  cho biết nhu cầu đi du lịch nước ngoài đang tăng mạnh từ các thành phố cấp hai của Trung Quốc, vượt xa các thành phố lớn hơn như Bắc Kinh và Thượng Hải. "Các thành phố nhỏ hơn như Hàng Châu, Tây An và Thâm Quyến đã vượt mức năm 2019 về hoạt động du lịch nước ngoài, trong khi các thành phố lớn hơn như Bắc Kinh và Thượng Hải phục hồi chậm".

Quý 1/2024, Trung Quốc trở thành thị trường hàng đầu về du lịch bằng đường hàng không.
Quý 1/2024, Trung Quốc trở thành thị trường hàng đầu về du lịch bằng đường hàng không.

Tuần lễ vàng hay kỳ nghỉ Quốc tế Lao động 1/5 là kỳ nghỉ lễ lớn ở Trung Quốc, cùng với Tết Nguyên đán và quốc khánh. Xu hướng chi tiêu trong giai đoạn này của người dân được coi là một trong những chỉ báo chính xác để đánh giá nền kinh tế đất nước. Theo dữ liệu trên nền tảng du lịch Qunar của Trung Quốc, lượng đặt vé máy bay quốc tế trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ 1/5 đạt mức cao kỷ lục, tăng 20% ​​so với năm 2019. Nền tảng này ghi nhận 10 điểm đến hàng đầu cho kỳ nghỉ lễ 1/5 của người Trung Quốc là Thái Lan, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Singapore, Indonesia, Việt Nam, Mỹ, Philippines và Australia.

Các công ty du lịch Trung Quốc cũng chứng kiến ​​lượng đặt chỗ tăng vọt trong kỳ nghỉ lễ Quốc tế Lao động (1/5). Dịch vụ visa của công ty Ctrip tăng 30% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt mức năm 2019, với các điểm đến hàng đầu là Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Australia, Anh... Số lượt đặt chỗ du lịch theo nhóm của Spring Travel tăng gấp đôi so với năm ngoái, đặc biệt là đến châu Âu, gần bằng mức của năm 2019; trong khi TIC Travel dự báo lượng khách du lịch nước ngoài tăng đáng kinh ngạc 400% so với cùng kỳ năm trước.

Nghiên cứu tâm lý người tiêu dùng Trung Quốc mới nhất của Dragon Trail International cho thấy du khách Trung Quốc hiện đã sẵn sàng khám phá thế giới. Vào tháng 3/2024, Dragon Trail đã khảo sát hơn 1.000 du khách Trung Quốc về kế hoạch du lịch nước ngoài. Kết quả là 63% số người tham gia khảo sát đã đi du lịch nước ngoài vào năm 2024 hoặc đang có kế hoạch du lịch nước ngoài. Con số này cao hơn đáng kể so với cùng thời điểm năm ngoái, khi chỉ 41% có ý định đi du lịch nước ngoài. Chỉ 10% số người tham gia khảo sát cho biết họ chắc chắn không tìm cơ hội du lịch nước ngoài trong năm nay – so với kết quả 31% vào tháng 4/2023.

Lượng khách Trung Quốc cũng bùng nổ tại các điểm đến miễn visa ở ASEAN và Trung Đông.
Lượng khách Trung Quốc cũng bùng nổ tại các điểm đến miễn visa ở ASEAN và Trung Đông.

Trong đó, nới lỏng yêu cầu thị thực đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch Trung Quốc. Xem xét các điểm đến đã đơn giản hóa yêu cầu thị thực đối với khách Trung Quốc kể từ năm 2023, có thể thấy khách Trung Quốc đến Kazakhstan đã tăng 115%, đến Singapore tăng 18%; trong khi lượng khách Trung Quốc đến Nga và Malaysia gần như phục hồi hoàn toàn trong quý 1/2024.

Lượng khách Trung Quốc cũng bùng nổ tại các điểm đến miễn visa ở ASEAN, Trung Đông. Trong đó Saudi Arabia và Ai Cập có lượng đặt vé máy bay tăng hơn 3 lần. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar, lượng đặt vé máy bay cũng tăng hơn 50%. Tại châu Âu, các điểm đến phổ biến như Anh, Hungary, Ireland, Tây Ban Nha và Croatia đã chứng kiến ​​lượng đặt vé máy bay tăng gấp đôi.

Lin Huanjie, chuyên gia của Viện Nghiên cứu Công viên Giải trí ở Trung Quốc, cho biết ngoài Đông Nam Á, Hong Kong cũng là lựa chọn hàng đầu với khách Đại lục do gần, đi lại thuận tiện, nhập cảnh đơn giản và an toàn cùng nền ẩm thực phong phú. Ngoài ra, hiện khách Trung Quốc cũng ưa chuộng Nhật Bản vì đồng Yên đang suy yếu, giúp họ có các chuyến đi giá rẻ nhưng vẫn được sử dụng các dịch vụ cao cấp. Gần nửa triệu lượt khách Trung đã đến Nhật trong tháng 3, đạt 65% so với năm 2019.

Chi tiêu cho du lịch nước ngoài của khách Trung Quốc năm 2024 cũng có thể dẫn đầu thế giới, trở lại như thời điểm năm 2019. Trước dịch, khách Trung Quốc chiếm 21% chi tiêu du lịch toàn cầu và khó quốc gia nào có thể thay thế, theo Statista. Báo cáo của Hội đồng Du lịch & Lữ hành Thế giới năm 2023 chỉ ra khách Trung Quốc đại lục đã vượt qua các thị trường khác về chi tiêu mua sắm với trung bình mỗi chuyến đi là 1.350 USD một người, đóng góp đáng kể cho thị trường du lịch toàn cầu.

Chi tiêu cho du lịch nước ngoài của khách Trung Quốc năm 2024 có thể trở lại như thời điểm năm 2019.
Chi tiêu cho du lịch nước ngoài của khách Trung Quốc năm 2024 có thể trở lại như thời điểm năm 2019.

Theo báo cáo từ Tổ chức thẻ UnionPay International, Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu và Mỹ là những điểm đến chi tiêu cao của khách Trung. Trung bình một khách Trung Quốc chi tiêu hơn 14.000 tệ (gần 49 triệu đồng) tại Hàn Quốc, 15.000 tệ (53 triệu đồng) tại Nhật Bản và 6.000 - 7.000 USD tại Mỹ, cao gấp 2 - 3 lần trung bình khách các nước khác.

Theo khảo sát từ China Daily, số ngày đi du lịch quốc tế của khách Trung đã tăng từ 9 ngày trước dịch lên 11 ngày sau dịch. Ngân sách trung bình cho các chuyến đi nước ngoài cũng tăng 16%, từ gần 5.000 USD lên 5.700 USD. Kevin Cheong, chuyên gia tư vấn phát triển điểm đến và du lịch, cho biết khách từ các quốc gia khác nếu phải chi tiêu nhiều tiền cho một điểm đến, họ sẽ chọn những nơi sang chảnh như Dubai hay châu Âu, thay vì đến các quốc gia Đông Nam Á. Nhưng khách Trung Quốc được cho là "đến đâu cũng tiêu nhiều tiền".

 

4 tháng đầu năm, lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam gia tăng mạnh mẽ. Trong tháng 4, lượng khách giữa hai thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc đã rút ngắn chênh lệch xuống còn 10.000 lượt (368.000 lượt khách Hàn và 358.000 lượt khách Trung). Niên giám thống kê mới nhất phát hành giữa năm 2023 của Tổng cục Thống kê cho thấy chi tiêu trung bình của khách Trung đến Việt Nam là hơn 880 USD/người cho một chuyến, không nằm trong top 10 thị trường khách chi tiêu nhiều nhất.

Tin mới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang trang bị thêm các phụ kiện công nghệ cao như một hướng đi mới cho xe của họ nhằm thu hút khách hàng. Các nhà điều hành và chuyên gia ô tô cho biết khách hàng Trung Quốc muốn ô tô của họ phải ngày càng "thông minh hơn".
Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.