"Nền kinh tế" ứng dụng nghìn tỷ USD của Apple gồm những gì?

Trang Linh
15 năm trước, vào ngày 10/7/2008, hãng công nghệ Mỹ ra mắt App Store, một trong những dấu mốc quan trọng nhất trong lịch sử của iPhone cũng như của kỷ nguyên điện thoại thông minh...

Trước khi có App Store, iPhone có thể là một sản phẩm mang tính bước ngoặt về thiết kế cũng như giao diện người dùng, nhưng chưa có những tính năng như sau này. Việc giải phóng sức sáng tạo của các nhà phát triển ứng dụng thuộc bên thứ ba được cho là chìa khóa để khai phóng toàn bộ tiềm năng của iPhone.

Dù người sáng lập Apple, ông Steve Jobs, ban đầu được cho là phản đối các ứng dụng do bên thứ ba phát triển trên iPhone, nhưng sau đó Apple nhanh chóng chấp nhận ý tưởng này. Tới đầu năm 2009, công ty hoàn toàn xem hệ sinh thái ứng dụng như một phần không thể thiếu trong trải nghiệm iPhone. Một quảng cáo nổi tiếng của iPhone thậm chí có khẩu hiệu “Luôn có một ứng dụng cho việc đó”.

15 năm qua, các ứng dụng di động đã thay đổi hoàn toàn cách con người giao tiếp, chơi game, hẹn hò, nghe nhạc và làm vô số việc khác, đồng thời tạo ra cơ hội lớn cho các nhà phát triển ứng dụng độc lập trên khắp thế giới.

Theo một nghiên cứu do Apple ủy quyền thực hiện, trong 15 năm qua, người dùng Apple đã tải xuống các ứng dụng hơn 370 tỷ lần, còn các nhà phát triển ứng dụng kiếm được hơn 320 tỷ USD trên App Store.

Tuy nhiên, nếu tính tất cả những thứ mà người dùng mua, đặt trước hoặc đặt hàng qua các ứng dụng trên App Store, “nền kinh tế” ứng dụng của Apple thậm chí còn lớn hơn thế. Theo nhóm phân tích của nghiên cứu trên, App Store của Apple đã tạo ra hơn 1.100 tỷ USD doanh thu và hóa đơn bán hàng trong năm ngoái, tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2019 khi con số này là 519 tỷ USD.

Biều đồ dưới đây thể hiện các cấu phần trong “nền kinh tế” ứng dụng của Apple, bao gồm đơn hàng mua ứng dụng và mua trong ứng dụng (gồm gói đăng ký) sử dụng phương thức thanh toán trong ứng dụng của Apple, cũng như doanh thu từ hàng hóa và dịch vụ thực được thực hiện qua các ứng dụng iOS. Trong đó, bán lẻ nói chung chiếm tỷ trọng lớn nhất với doanh thu và hóa đơn bán hàng khoảng 621 tỷ USD, bởi ngày càng nhiều người dùng sử dụng thiết bị di động để mua sắm.

"Nền kinh tế" ứng dụng nghìn tỷ USD của Apple gồm những gì? - Ảnh 1

Tin mới

BYD muốn định nghĩa lại “xe sang” trong kỷ nguyên xe điện

BYD muốn định nghĩa lại “xe sang” trong kỷ nguyên xe điện

Nhà sản xuất xe điện Trung Quốc BYD sẽ giới thiệu chiếc sedan đầu tiên nằm trong phân khúc cao cấp của mình tại triển lãm ô tô Bắc Kinh, nhằm thách thức những hãng như Mercedes-Benz của Đức, hãng mà ba năm trước đã rút khỏi sự phát triển của thương hiệu Denza, với lý do doanh số bán hàng chậm.
#AutoHashtag: Vì sao Ford nhiều năm “bất bại” trong phân khúc xe bán tải ở Việt Nam?

#AutoHashtag: Vì sao Ford nhiều năm “bất bại” trong phân khúc xe bán tải ở Việt Nam?

Khởi nguyên là dòng xe nhắm đến đối tượng khách hàng nông dân ở các vùng ngoại ô, ngày nay, những chiếc xe bán tải mang thương hiệu Mỹ, Ford, đang được đông đảo người dùng tại đô thị săn tìm. Vì sao dòng xe này phát triển mạnh tại Việt Nam và vì sao Ford lại thành công đến vậy? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon: Nguồn lợi tỷ USD cho VinFast trong tương lai?

Tín chỉ carbon có thể là một khái niệm xa lạ và không tác động trực tiếp đến người mua ô tô, nhưng chúng là tài sản rất quan trọng mà các công ty ô tô cần cân nhắc. Trên thế giới, khái niệm này đã được nhiều quốc gia áp dụng và nhiều công ty đã thu được nguồn lợi không nhỏ.