Ngành Công Thương ban hành kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng

Hồng Vinh
Xây dựng Hệ thống thông tin chuyên ngành năng lượng bao gồm: dầu khí, xăng dầu, than, điện, năng lượng tái tạo và năng lượng mới; Triển khai đề án lưới điện thông minh tại Việt Nam…
Ngành Công Thương ban hành kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng - Ảnh minh họa.
Ngành Công Thương ban hành kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng - Ảnh minh họa.

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký quyết định số 804/QĐ- BCT ngày 8/4/2024 về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (gọi tắt Kế hoạch).

Theo đó, mục tiêu của Kế hoạch là đảm bảo tỷ lệ hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực năng lượng (điện lực, dầu khí, xăng dầu, than) được thực hiện thông qua Cổng Dịch vụ công Bộ Công Thương đạt 90%; Tỷ lệ số hóa hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính, số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính còn hiệu lực liên quan đến lĩnh vực năng lượng đạt 100%.

Đáp ứng tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực năng lượng của Bộ Công Thương; 100% hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị được phân cấp quản lý về lĩnh vực năng lượng thuộc Bộ Công Thương được lưu trữ, quản lý dưới dạng hồ sơ điện tử. Các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng thuộc ngành Công Thương quản lý được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số.

Trong đó, chú trọng xây dựng Hệ thống thông tin chuyên ngành năng lượng gồm đầy đủ phân ngành: dầu khí, xăng dầu, than, điện, năng lượng tái tạo và năng lượng mới; Triển khai đề án lưới điện thông minh tại Việt Nam theo đúng lộ trình được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Phấn đấu đến năm 2025, chỉ số tiếp cận điện năng đạt ngang bằng các nước ASEAN 3. Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện hiện đại hóa công tác đo đếm, phấn đấu đến năm 2025 đạt 95%, đến năm 2030 đạt 100% công tơ điện tử tại tất cả các Tổng công ty điện lực; Cung cấp cho khách hàng số liệu đo đếm thông qua ứng dụng trên di động theo hướng trực tuyến (online) toàn diện.

Ngoài ra, Kế hoạch cũng đề cập đến việc lập kế hoạch triển khai thực hiện chuyển đổi số toàn ngành tại các Tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoạt động trong lĩnh vực năng lượng; Tuyên truyền phổ biến, quán triệt kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng của ngành Công Thương.

Đồng thời, tuyên truyền, phổ biến thông tin về cơ chế, chính sách pháp luật và các hoạt động chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng, nâng cao nhận thức cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh liên quan đến lĩnh vực năng lượng về bản chất, xu hướng và lợi ích của việc ứng dụng, khai thác công nghệ số, chuyển đổi số và phát triển kinh tế số.

Tổ chức triển khai đào tạo chuyên ngành về sản xuất thông minh, chuyên đổi số trong lĩnh vực năng lượng tại các cơ sở đào tạo (sau đại học, đại học, cao đẳng,...) trong ngành Công Thương.

Kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng cũng tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế số trong lĩnh vực năng lượng, đặc biệt trong các doanh nghiệp sản xuất năng lượng hướng đến mô hình nhà máy thông minh, tăng trưởng xanh, bền vững và phù hợp với mô hình kinh tế tuần hoàn; thúc đẩy việc triển khai cơ chế điều phối hoạt động hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp sản xuất năng lượng, kết nổi thông qua các nền tảng số, đóng vai trò đúc kết và lan tỏa kinh nghiệm về hoạt động chuyển đổi số.

Song song đó, xây dựng và tổ chức triển khai nền tảng số kết nối doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực năng lượng với các chuyên gia công nghệ và các nhà cung cấp giải pháp chuyên nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số; tăng cường liên kết kinh doanh theo mô hình hợp tác tiên tiến giữa các doanh nghiệp sản xuất trong lĩnh vực năng lượng với đối tác trong nước và quốc tế.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin lĩnh vực năng lượng, cơ sở dữ liệu theo chuẩn quốc tế được cập nhật đầy đủ, kịp thời, nhất quán dáp ứng nhu cầu quản lý nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương liên quan; Xây dựng và định kỳ rà soát, điều chỉnh bổ sung Danh mục các Hệ thống chuyển đổi số ưu tiên tập trung phát triển trong lĩnh vực năng lượng nhằm đấy mạnh kinh tế số ngành Công Thương…

Để thực hiện Kế hoạch, Bộ Công Thương giao Cục Điện lực và năng lượng tái tạo là đầu mối theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng, báo cáo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu của Lãnh đạo Bộ; Vụ Kế hoạch - Tài chính thực hiện cấp phát kinh phí đã được cân đối trong dự toán chi ngân sách năm cho các nhiệm vụ, đề án, dự án thành phần đủ điều kiện bố trí kinh phí trong Kế hoạch;

Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng và tỉnh hình chuyển đổi số thực tế tại địa phương để xây dựng Kế hoạch, đề án hoặc dự án chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng của địa phương…

Tin mới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Công nghệ mới - Yếu tố định hướng thị hiếu khách hàng thị trường ô tô lớn nhất thế giới

Tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, các nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc đang trang bị thêm các phụ kiện công nghệ cao như một hướng đi mới cho xe của họ nhằm thu hút khách hàng. Các nhà điều hành và chuyên gia ô tô cho biết khách hàng Trung Quốc muốn ô tô của họ phải ngày càng "thông minh hơn".
Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhu cầu xe động cơ đốt trong bất ngờ tăng trở lại, ngành ô tô châu Âu trước nguy cơ rơi vào cảnh hỗn loạn

Nhìn bề ngoài, thị trường Tây Âu dành cho tất cả xe sedan và SUV vào năm 2024 đã chậm lại một chút nhưng có vẻ vẫn “khỏe mạnh”. GlobalData cho biết họ dự kiến doanh số bán hàng của châu Âu sẽ tăng 4,5% trong năm nay lên 11,98 triệu chiếc, chậm hơn nhiều so với mức tăng 13,9% của năm ngoái. Nhưng ngành ô tô ở châu Âu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe điện chậm lại bất ngờ đặt ra câu hỏi về lượng vốn khổng lồ đầu tư vào phát triển chúng.
#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

#Auto Hashtag: Vấn đề chất lượng xe Trung Quốc trong con mắt của người dùng Việt

Một sản phẩm vay mượn có thể dễ dàng được hoàn thiện ở phần vỏ bên ngoài, nhưng rất khó để đạt được chất lượng và sự vận hành ổn định, bền bỉ ở bên trong. Trong nhiều năm, các thương hiệu ô tô Trung Quốc đã tìm cách khắc phục những sai lầm trước đó để mang đến những sản phẩm mới nhất và có giá trị nhất cho thị trường thế giới. Thế nhưng, để có thể thay đổi được những định kiến cũ và tạo niềm tin cho người tiêu dùng thì xe Trung Quốc cần thời gian để hoàn thiện về chất lượng. Đó cũng là nội dung chủ đề sẽ được chúng tôi phân tích trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.