Nhà sản xuất ô tô Nga mua cổ phần của Mazda tại nhà máy Vladivostok với giá chỉ 1 Euro

Khôi Nguyên
Nhà sản xuất ô tô Nga Sollers sẽ mua 50% cổ phần của nhà sản xuất ô tô Nhật Bản Mazda trong nhà máy lắp ráp ô tô liên doanh của họ ở Vladivostok.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ký trên một động cơ vào năm 2018 trong khi thăm nhà máy ô tô Mazda Sollers Manufacturing Rus với cố Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ở Vladivostok, Nga. Ảnh: AP.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ký trên một động cơ vào năm 2018 trong khi thăm nhà máy ô tô Mazda Sollers Manufacturing Rus với cố Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ở Vladivostok, Nga. Ảnh: AP.

Mazda cho biết thỏa thuận này sẽ trị giá một euro, mang lại cho họ quyền mua lại tài sản với số tiền tương tự trong vòng ba năm.

Mazda, công ty chiếm 1,8% thị trường xe hơi Nga vào năm ngoái, cho biết vào tháng 3 họ sẽ ngừng cung cấp các bộ phận cho nhà máy và sản xuất cuối cùng sẽ ngừng sản xuất, vì họ đã cùng với một số nhà sản xuất phương Tây rời bỏ Nga vì xung đột với Ukraine.

Nhà máy có công suất 50.000 ô tô mỗi năm.

Người phát ngôn của Sollers cho biết, tất cả các chấp thuận về việc bán cổ phần của Mazda trong nhà máy cho Sollers đã được cấp phép, và cho biết thêm, "chúng tôi đang chuẩn bị khởi động lại nhà máy vào năm tới với một dòng sản phẩm mới”.

Mazda Sollers là liên doanh giữa hai công ty đã khai trương một nhà máy sản xuất ô tô ở Vladivostok năm 2012.

Nhà máy này đã sản xuất các mẫu xe SUV Mazda CX-9, crossover Mazda CX-5, và sedan Mazda 6. Trong năm 2021, theo Avtostat, nhà máy đã xuất xưởng khoảng 28.000 xe.

Tuy nhiên, do vấn đề xung đột giữa Nga – Ukraine, Nhật Bản đã cấm xuất khẩu ô tô trị giá hơn 6 triệu yen, bỏ quy chế thương mại tối huệ quốc với LB Nga, đồng thời áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một số doanh nghiệp quốc phòng và công nghệ của LB Nga.

Ngày 24/9 vừa qua, nhà sản xuất ô tô Toyota của Nhật Bản đã thông báo quyết định đóng cửa nhà máy lắp ráp ở ngoại ô St. Petersburg. Theo giải thích của Toyota, nhà máy đã ngừng hoạt động vào đầu tháng 3/2022 do thiếu linh kiện nước ngoài.

Tin mới

Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Khi chính quyền Tổng thống Biden hạ mục tiêu sử dụng xe điện từ 67% xuống 35% vào năm 2030, họ đã làm được hai việc: tạo cứu cánh cho các nhà sản xuất ô tô đang cảm thấy áp lực phải sản xuất và bán xe điện trong khi dội một gáo nước lạnh lớn vào các công ty chỉ bán pin xe chạy bằng điện.
Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Các kế hoạch toàn cầu của công ty bao gồm từ mô-đun năng lượng mặt trời và xe buýt điện, xe tải và xe lửa cho đến các hệ thống giao thông phức tạp. Nhưng liệu BYD có đang cố gắng làm quá nhiều hay không là câu hỏi mà giới đầu tư quan tâm.
BYD muốn định nghĩa lại “xe sang” trong kỷ nguyên xe điện

BYD muốn định nghĩa lại “xe sang” trong kỷ nguyên xe điện

Nhà sản xuất xe điện Trung Quốc BYD sẽ giới thiệu chiếc sedan đầu tiên nằm trong phân khúc cao cấp của mình tại triển lãm ô tô Bắc Kinh, nhằm thách thức những hãng như Mercedes-Benz của Đức, hãng mà ba năm trước đã rút khỏi sự phát triển của thương hiệu Denza, với lý do doanh số bán hàng chậm.