Những gương mặt có thể sớm gia nhập "câu lạc bộ" tài sản trăm tỷ USD

Ngọc Trang
Theo dữ liệu từ Bloomberg Billionaires Index, 8 tỷ phú khác được dự báo sẽ vượt mốc tài sản 100 tỷ USD trong vòng 4 năm tới nếu họ duy trì được tốc độ tăng tài sản như giai đoạn từ tháng 1-10/2021...
Những tỷ phú được dự báo sẽ sớm sở hữu tài sản trên 100 tỷ USD - Ảnh: Forbes/Getty Images
Những tỷ phú được dự báo sẽ sớm sở hữu tài sản trên 100 tỷ USD - Ảnh: Forbes/Getty Images

Doanh nhân Ấn Độ Mukesh Ambani mới đây gây chú ý lớn khi gia nhập "câu lạc bộ" các tỷ phú sở hữu tài sản trên 100 tỷ USD.

Theo Bloomberg Billionaire Index, tính tới ngày 15/10, ngoài ông Ambani, Câu lạc bộ này còn có 10 thành viên, gồm: Jeff Bezos (người sáng lập Amazon), Elon Musk (CEO Tesla), Bernard Arnault (Chủ tịch LVMH), Bill Gates (người đồng sáng lập Microsoft), Larry Page (người đồng sáng lập Google), Mark Zuckerberg (người đồng sáng lập Facebook), Sergey Brin (người đồng sáng lập Google), Larry Ellison (người sáng lập Oracle), Steve Ballmer (cựu CEO Microsoft) và Warren Buffet (Chủ tịch, CEO Berkshire Hathaway). 

Hầu hết các tỷ phú này là người Mỹ và đến từ lĩnh vực công nghệ. Ông Ambani là người đầu tiên đến từ một quốc gia đang phát triển và là tỷ phú không phải người Mỹ thứ hai có mặt trong danh sách này. 

Theo dữ liệu từ Bloomberg Billionaires Index, 8 tỷ phú khác được dự báo sẽ vượt mốc tài sản 100 tỷ USD trong vòng 4 năm tới nếu họ duy trì được tốc độ tăng tài sản như giai đoạn từ tháng 1-10/2021.

Trong đó, ông Gautam Adani, một tỷ phú Ấn Độ khác, ông chủ Tập đoàn Adani, được dự báo vượt mốc tài sản này trong vòng 5 tháng tới. Còn bà Francoise Bettencourt Meyers - người thừa kế đế chế mỹ phẩm Pháp L'Oreal - có thể trở thành người phụ nữ đầu tiên sở hữu tài sản trên 100 tỷ USD trong khoảng 1,3 năm tới.

Dự báo, một số tỷ phú Hồng Kông hoặc Trung Quốc đại lục như Zeng Yuqun, chủ tịch hãng pin xe điện CATL và Zhang Yiming, người sáng lập Bytedance - công ty mẹ của ứng dụng TikTok, sẽ có mặt trong danh sách này vào đầu năm 2024.

Những gương mặt có thể sớm gia nhập "câu lạc bộ" tài sản trăm tỷ USD - Ảnh 1

Tin mới

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Các liên doanh ô tô nước ngoài của Trung Quốc mất đi ánh hào quang vì xe điện

Trong nhiều năm, các nhà sản xuất ô tô nhà nước Trung Quốc có thể tin tưởng vào việc liên doanh với các thương hiệu lớn của nước ngoài như một nguồn lợi nhuận kỳ diệu. Nhưng báo cáo thu nhập mới nhất cho thấy những ngày đó có thể sắp kết thúc, khi những công ty đơn lẻ mới hơn như BYD đã thúc đẩy làn sóng điện khí hóa tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới, trong khi các thương hiệu ô tô nước ngoài đang bị tụt lại phía sau.
Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Xe hybrid: “Cứu cánh” cho các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ?

Khi chính quyền Tổng thống Biden hạ mục tiêu sử dụng xe điện từ 67% xuống 35% vào năm 2030, họ đã làm được hai việc: tạo cứu cánh cho các nhà sản xuất ô tô đang cảm thấy áp lực phải sản xuất và bán xe điện trong khi dội một gáo nước lạnh lớn vào các công ty chỉ bán pin xe chạy bằng điện.
Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Tham vọng của BYD vượt xa cả xe điện

Các kế hoạch toàn cầu của công ty bao gồm từ mô-đun năng lượng mặt trời và xe buýt điện, xe tải và xe lửa cho đến các hệ thống giao thông phức tạp. Nhưng liệu BYD có đang cố gắng làm quá nhiều hay không là câu hỏi mà giới đầu tư quan tâm.