Ông Phạm Xuân Hòe: Lượng tiền gửi ngân hàng giảm mạnh do chảy sang vàng

Kiều Trang
Bình quân mỗi năm ta tiêu thụ 55 tấn vàng với lượng cung trong nước 3-4 tấn thì lượng nhập về hơn 50 tấn vàng. Cơ quan chức năng không cho nhập thì sẽ nhập lậu, chảy đô la ra nước ngoài, đây cũng là nguyên nhân khiến tỷ giá tăng lên...
Ông Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, phát biểu tại tọa đàm "Nhận diện Kinh tế quý 1/2024: Mở lối cho kinh tế cả năm". Ảnh Việt Dũng.
Ông Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, phát biểu tại tọa đàm "Nhận diện Kinh tế quý 1/2024: Mở lối cho kinh tế cả năm". Ảnh Việt Dũng.

Tại tọa đàm "Nhận diện Kinh tế quý 1/2024: Mở lối cho kinh tế cả năm" do Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy phối hợp với Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức, ông Phạm Xuân Hòe, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng, nhận xét lãi suất tiền gửi ở các ngân hàng xuống thấp nhất nhiều năm qua, điều này quá tốt cho nền kinh tế nếu lãi suất tiền vay giảm tương ứng.

Tổng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng tính đến thời điểm 31/12/2023 là 13,5 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 13%. Cơ cấu tiền gửi giữa tổ chức và người dân 50-50. "Tôi không thích cách mọi người nói tiền gửi tăng "khủng" lên gần 14 triệu tỷ đồng, bởi mức tiền gửi tăng là bình thường khi lạm phát như vậy, GDP như vậy. Lãi suất huy động năm 2023 lên tới 9-10% thì tất nhiên tiền gửi phải tăng", ông Hòe nói.

Tuy nhiên, mặt bằng lãi suất huy động giảm liên tục và ở mức thấp kỷ lục, kỳ hạn 1 tháng khoảng 1,7-2%, 12 tháng khoảng 4,6- trên 5%. Tính đến cuối tháng 3/2024, tổng tiền gửi là 13,4 triệu tỷ đồng, giảm 0,76% so đầu năm.

Trong đó, lượng tiền gửi trong nền kinh tế giảm 0,76% do dịch chuyển sang các kênh đầu tư khác như vàng, bất động sản, chứng khoán.

Về dịch chuyển đầu tư sang vàng, ông Hòe cho hay: "Vàng trong quý 1 tăng 23%, do đó, chỉ cần nắm vàng từ đầu năm đã lãi 23%”.

Cũng theo vị chuyên gia, bình quân mỗi năm, Việt Nam tiêu thụ 55 tấn vàng (theo tính toán của Fulbright), với lượng cung trong nước 3-4 tấn thì lượng nhập về hơn 50 tấn vàng. Việc phải dùng một lượng lớn ngoại tệ để nhập khẩu vàng cũng gây áp lực lên tỷ giá.

Dòng tiền vào vàng lớn vì giá tăng cao, doanh số mua bán vàng ở các công ty vàng trong nước rất cao như Công ty PNJ doanh số trên 30 ngàn tỷ đồng, lợi nhuận trên 1000 tỷ đồng; SJC doanh thu trên 30 ngàn tỷ đồng…

Tiếp theo là chảy vào chứng khoán và bất động sản. Theo phân tích Fiingroup, tỷ trọng dòng tiền phục hồi đối với ngành bất động sản tăng lên 21,5% vượt trội so với ngân hàng (17,8%) và chứng khoán (15,5%).

Trong đó, tiền vào chứng khoán tăng cao, dòng tiền trong nước cân toàn bộ lượng bán ròng của khối ngoại. Số lượng tài khoản mở mới tăng, giao dịch bình quân trung bình 27.000 tỷ đồng một phiên.

Cùng với đó, tiền vào thị trường bất động sản cũng có sự phục hồi đáng kể với hàng loạt yếu tố tích cực như kiều hối 14 tỷ USD/năm, Luật Đất đai cho phép Việt kiều mua nắm giữ bất động sản; nhiều doanh nghiệp bất động sản đã tích cực mua lại trái phiếu với số tiền 10.468 tỷ đồng, chiếm 47,9% tổng số mua lại trái phiếu doanh nghiệp; FDI tiếp tục gia tăng đầu tư vào bất động sản (nhất là bất động sản khu công nghiệp)...

Dẫu vậy, theo ông Hòe, với xu hướng “nhích” lãi suất tiền gửi từ nay tới cuối năm thì tiền gửi ngân ngân cũng sẽ phục hồi.

"Nhưng câu hỏi đặt ra là tiền đã rẻ chưa? Tôi khẳng định tiền ở Việt Nam vẫn không rẻ. Lãi suất thực cho vay trừ đi lạm phát vẫn còn cao 4-5%. Lãi suất tiền vay bây giờ, tôi hỏi các doanh nghiệp thì thấy chỉ những doanh nghiệp tốt mới được vay lãi suất thấp 5-6% vốn ngắn hạn nhưng thông thường thì vay vốn ngắn hạn lãi suất 7-8,5% và 9-10% lãi trung và dài hạn. Lãi suất vẫn quá cao và tiền không rẻ", ông Hòe nhấn mạnh.

Tin mới

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Những vấn đề đằng sau báo cáo thu nhập “bom tấn” của Toyota

Giám đốc điều hành Koji Sato đã kết thúc năm đầu tiên nắm quyền lãnh đạo Toyota Motor Corp. bằng cách phá vỡ kỷ lục thu nhập của công ty khi đạt được những đỉnh cao mới về lợi nhuận, doanh thu và sản lượng. Nhưng ông Sato cũng cảnh báo rằng tăng trưởng doanh số bán hàng dự kiến sẽ hạ nhiệt, các ưu đãi của Mỹ có thể sẽ tăng lên và lợi nhuận có thể giảm nhẹ.
#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

#Auto Hashtag: Vì sao Việt Nam là thị trường “khó nhằn” với các hãng xe Trung Quốc?

Từng mắc phải sai lầm lớn cách đây gần 20 năm, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc đang tìm cách gỡ gạc và gia tăng độ phủ thương hiệu của mình tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam luôn là một thách thức với các thương hiệu xe Trung Quốc. Lý do nào cho thực trạng này? Và các nhà sản xuất ô tô quốc gia 1,4 tỷ dân này đang áp dụng những chiến lược mới gì? Hãy cùng chúng tôi phân tích chủ đề này trong chương trình Auto Hashtag ngày hôm nay.
Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Mỹ sắp mạnh tay áp thuế 100% với xe điện của Trung Quốc

Nhằm bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden dự kiến sẽ công bố mức thuế mới cao tới 100% đối với xe điện của Trung Quốc và thuế nhập khẩu bổ sung đối với các hàng hóa khác bao gồm cả chất bán dẫn, sớm nhất là vào tuần tới.
Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thêm thương hiệu ô tô Trung Quốc vào thị trường Việt Nam

Thương hiệu ô tô GAC đến từ Trung Quốc sẽ chính thức được Tập đoàn Tan Chong nhập khẩu, phân phối. Cụ thể, thương hiệu GAC sẽ được Tập đoàn Tan Chong phân phối thông qua công ty con TCSV (TC Services Việt Nam) và được uỷ quyền tham gia phân phối bán lẻ các loại ô tô, cung cấp dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa và phụ tùng thay thế theo pháp luật Việt Nam.